After 6-weeks long vote, today, the election of India will have the result with the strong prediction winning of Prime Minister Narendra Modi’s party. Signalling a next 5-year term of BJP (Bharatiya Janata Party – the prime minister Modi’s party).
A BJP win would be the first-time consecutive majority for a single party in more than 30 years. At the moment this article is writing, the BJP is leading the field with 292 constituencies according to India’s Election Commission. They need 272 confirmed seats to form a government. Although there are non-official announce about the election result, all the side information has confirmed that the victory of BJP is absolute.
Why prime minister Modi is so loved by people although the nature of the political landscape has changed drastically over years?
1. Economic leadership
One of the most reason that makes prime minister Modi loved by people is his promise about the economy. Not just internal, but also on the world’s market.
Modi rebuild a system of companies’s bankrupt and restructure the Goods and Service Tax (GST).
The GDP of India growing form 4.7% in 2014 to 7.2% in 2017. Which increased about 53%. in just 3 years.
2. Against corruption
Modi strongly against the corruption in government system. During his term, he has put an end to the corruption in administration system, coal, and trucks. Which has made the economic slowdown and people lose there believe in the government for a long period of time.
3. Marketing
Yes, if you following up with the election campaign of Modi, his team have a very professional marketing campaign for his election.
They also use famous Bollywood actors to support their campaign, which in marketing called KOL. They hold offline meetings to supporters of Modi to gathering together. They set-up Modi’s street travelling and speaking. All of these moves increase the Modi’s brand awareness rapidly.
Although there’re still a lot of things Modi cannot do during his term. But his achievements really bring India to a better position on the world’s map. And the most important thing is that his people strongly believe the prime minister is doing a good job.
Recently, the sanction of America on China’s technology brand Huawei has been officially applied. And following that is the restrict of this brand from using software and outsourcing service from American’s companies.
Following this event is a mass withdraw of American and it’s alliance countries’ companies out from China. Leaving behind a critical wound for the production economy of this country.
President Trump’s snap
Alphabet, the mother company of Google is the pioneer of the battle. On the early morning of 20 May 2019, the official announcement released by Reuter mentions that Google has cut off the contract with Huawei.
This will prevent the company’s products from access to Android update and support, Google Play and other apps provided by Google.
Continuously, many companies provide hardware and software of America and alliances also announce to cut the contract with Huawei. Which included: Samsung (Korean), ARM (England), Synopsis (America), Mitsumi (Japan), Wetzlar (German), and a lot more. Without those companies, Huawei cannot make a smartphone and provide their telecom products which are two main business of this technology company.
The reason stems from allegations of spying activities for China government of Huawei through their products. And a series of other accusations of violating sanctions against Iran, steal US intellectual property, tax evasion and money laundering.
Not stop there, to answer China’s threat to retaliate over US sanctions. A mass amount of foreign’s companies (most are the US and its alliances) are withdrawing from China.
There are over 400 US-funded companies claiming to withdraw from China.
Apple announced to transfer iPhone production line to India. Foxcom, one of the most important partners of Apple has also fired all of its Chinese employees. Foxcom also moved its factory to India, which created more than 1 million jobs for this country.
Following US move, its alliances with over 20,000 companies are claiming to have the plan to move out from China too.
Some notable big companies are:
Japan: Olympus, Sumitomo, Kobe Steelt, Mitsubishi Electric, Ricoh, Omron, Epson, Kyodo News. 60% of Japan’s companies have withdrawn from China, 40% remaining are decreasing their capital.
Korea: Samsung, OEM.
Taiwan: Yue Yuen
Europe: Adidas, Puma
Just like a Thanos’s snap in the famous series of Marvel. With only one move, president Trump’s just nearly wipe out the economy of China and push this country faster to depression.
The “paper tiger” economic of China.
More than 728 million Chinese people live with an income of US $ 2-5 per day according to PEW research centre.
The Chinese government’s public debt has reached more than 255.7% of its GDP (according to BIS International Bank). However, the 2018 GDP report of $13,285 billion USD was simply inflated while the actual total debt was about $34,000 billion USD.
The megacity in Fushun, Liaoning – where the famous masterpiece The Ring of Life with 22 km2 wide has been abandoned without a shadow! Across the territory of China are hundreds of such metropolitan areas. Asked a Chinese citizen, he replied, “They” simply could not stop building! “They” here are the interest groups. The real estate bubble is very huge!
Freezing real estate led to a huge bad debt bubble in the nation’s financial system as organizations and individuals were engulfed in debt, overlapping debts were difficult to resolve.
Less than 24 hours after Washington officially raised $200 billion USD taxes with Chinese goods, US President Donald Trump ordered a further tax increase for all remaining goods worth more than $300 billion USD.
According to Bloomberg, China will default on this debt in 2019
Result
All of these moves of president Trump is a slap on China face, sending his message that “do not kidding with me in a commercial war”.
Although there will be a huge damage with US’s companies and its alliances when left an enormous market like China. But everyone seem like has smelled of the depression of China’s economic, it is better to stay away before it’s really come.
Soon or late, president Xi Jinping will have to concessions with the US to save his country’s economy.
But in my opinion, it’s too late for China to prevent the corruption of its economy. The sanctions of US only a drop of water overflow to activate the blow of China’s bubble.
Best thing China can do now is to minimize the damage as much as possible.
Điểm giống/ khác và mạnh/ yếu của Headhunter và Recruiter
Một số định nghĩa và thông tin trong nghành HR khác
Bài viết này có gì?
Trên Internet có rất nhiều bài viết có chủ đề về Headhunt hoặc tương tự. Nhưng đa số nói về những chủ đề riêng lẽ hoặc chỉ giải thích sơ lược một vấn đề.
Bài viết này sẽ tập hợp tất cả những kiến thức và thông tin cần thiết trong một bài viết.
>> Trước khi đọc bài viết, tôi có một số LƯU Ý với các bạn:
Đây là một bài viết DÀI, đừng kéo xuống nếu bạn là một người lười đọc!
Vì tôi sẽ giải thích rất chi tiết những kiến thức, thông tin nhằm giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan và rõ nét nhất về nghành HR. Làm ơn hãy đọc từ từ.
Bài viết dựa trên kinh nghiệm, kiến thức cá nhân và tổng hợp từ Internet nên chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Tôi sẽ liên tục cập nhật bài viết này để các bạn theo dõi và tham khảo.
Trong bài viết sẽ có kèm theo nhiều bài viết nhỏ nhằm giải thích cho những chủ đề liên quan mà tôi không thể nói hết trong câu hoặc đoạn văn.
Những bạn/ anh/ chị muốn góp ý hoặc đóng góp cho bài viết, vui lòng comment bên dưới, tôi sẽ ghi nhận và điều chỉnh để xây dựng nên một bài viết tổng hợp đầy đủ nhất.
Điều cuối cùng, tôi hy vọng bài viết này sẽ là một cẩm nang giúp bạn tra cứu và tham khảo mỗi khi cần tìm thông tin về HR.
Tổng quan
Trong nghành nhân sự (HR), Headhunter và Recruiter là hai nhân sự làm việc trong hai cơ cấu tổ chức hoàn toàn khác nhau.
Trong khi Headhunter làm việc cho công ty Headhunt thì Recruiter là nhân sự tuyển dụng của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa một công ty Headhunt và công ty cần tìm ứng viên là mối quan hệ giữa Agency và Client.
>> Định nghĩa Agency và Client trong HR
Nói đơn giản, Headhunter là bên thứ ba được thuê để tìm kiếm nhân sự cho một công ty khác và Recruiter là nhân sự của chính công ty cần tìm kiếm ứng viên.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của cả hai đều là tìm kiếm ứng viên phù hợp trên thị trường.
>> Nên bắt đầu sự nghiệp HR từ đâu?
Mối quan hệ giữa công ty Headhunt và công ty cần tìm nhân sự là mối quan hệ kinh doanh win-win (đôi bên cùng có lợi).
Nhưng giữa Headhunter và Recruiter lại phức tạp hơn. Đôi khi là quan hệ hợp tác nhưng đôi khi cũng là đối thủ.
>> Mối quan hệ giữa Headhunter và Recruiter
1. Headhunt là gì?
Headhunt là “phòng nhân sự thuê ngoài” được những công ty có nhu cầu tuyển dụng thuê để tìm ứng viên. Tùy thuộc vào đặc thù, thế mạnh và cơ cấu công ty, mỗi Headhunt sẽ tập trung vào một phân khúc chuyên sâu của riêng mình.
Các công ty Headhunt cung cấp nhiều loại hình dịch vụ liên quan đến HR bao gồm: ESS (Executive Search Selection), Retained Search, HR consulting, Training, Career Transition…
Các công ty Headhunt gọi khách hàng của mình là Client. Và ngược lại các công ty sử dụng dịch vụ coi công ty Headhunt là Agency.
Vậy một công ty Headhunt có bao nhiêu loại hình dịch vụ? Cụ thể là gì?
>> 8 loại hình dịch vụ mà một công ty Headhunt thường có
Bạn cứ hiểu là trong một công ty có rất nhiều bộ phận và Nhân Sự là một phòng ban trong đó.
Ngoài chức năng tuyển dụng thì phòng nhân sự còn làm rất nhiều chức năng khác như: chấm công, tính lương, BHYT, BHXH,…
Do phải kiêm nhiều chức năng nên họ không thể tối ưu hóa một mảng. Từ đó HR Consultant được sinh ra và Headhunt là một dịch vụ trong đó.
>> HR Consultant là gì?
Vậy các công ty Headhunt có khác gì nhau không?
Câu trả lời là Có.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty Headhunt. Để phân biệt ta có thể chia theo hai đặc điểm: Chuyên môn thị trường (Categories) và Phân khúc ứng viên (Segment).
Về thị trường: FMCG, Manufacturing, Oil & Gas, IT, Mass Recruitment,…
Về phân khúc ứng viên: Fresher -> Junior -> Senior -> Manager -> Top C (CEO, CFO, CMO,…)…
Tại sao các công ty cần Headhunter trong khi họ vẫn có bộ phận Recruitment?
Có cung thì sẽ có cầu, đó là quy luật tất yếu của thị trường.
Mặc dù có bộ phận tuyển dụng riêng nhưng không phải lúc nào các công ty cũng có thể tìm kiếm được nhân sự “đúng người, đúng thời điểm” mà mình cần.
Ba lý do các doanh nghiệp cần Headhunt Agency.
1.Tiết kiệm thời gian.
Nhiều vị trí cấp cao và yêu cầu khó đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều thời gian và chi phí để tìm kiếm, chiêu mộ.
Trong khi đó nếu làm việc với một Headhunt agency thì mọi việc sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ cần đưa yêu cầu cụ thể (brief) và timeline cho Headhunt và sau đó để họ làm công việc chuyên môn của mình.
>> Quy trình làm việc cơ bản giữa Headhunt agency và Client
2. Tiết kiệm chi phí
Mặc dù phải bỏ chi phí ra để sử dụng dịch vụ của các công ty Headhunt. Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách thông minh và có kế hoạch. Thì việc sử dụng dịch vụ sẽ mang lại một khoảng tiết kiệm lớn cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian: Nhân viên phòng Nhân Sự có thể giành nhiều thời gian hơn để giải quyết các bài toán về lương, thưởng, BHXH, chính sách -> tiết kiệm tiền thuế
Tiết kiệm chi phí tuyển dụng: Thay vì bỏ công sức và tiền ra để chiêu mộ, làm chiến dịch hòng tìm ra ứng viên mà kết quả có thể không chắc chắn. Những Headhunt chỉ lấy phí bạn khi bạn đã tìm được ứng viên.
Tiết kiệm chi phí dự án: Tưởng tượng nếu bạn đang chạy dự án gấp rút và cần người để hỗ trợ ngay tức thì. Nhưng phòng Nhân Sự cứ ì ạch về việc tuyển dụng và không thể đảm bảo tiến độ. Lúc này các Headhunter sẽ là cứu tinh của bạn.
>> Tìm đúng nhân sự có thể cứu một dự án
3. Tiềm lực của các công ty Headhunt.
Ngoài đội ngũ nhân sự đông đảo và chuyên nghiệp thì điều làm nên sức mạnh của các công ty Headhunt chính là network và data base.
Với mạng lưới quan hệ rộng lớn, đa nghành nghề và từ cả những ứng viên được họ giới thiệu thành công vị trí tốt. Cộng thêm lượng hồ sơ nhân sự được tích lũy qua nhiều năm và không ngừng tăng lên nhờ tìm kiếm.
Nhờ vậy, những công ty Headhunt luôn có được cái nhìn toàn cảnh của sự chuyển tiếp nhân sự trên thị trường và biết chính xác mình cần đến nơi nào để tìm đúng người.
Với những “vũ khí” trên, chắc chắn tiềm lực của một phòng Nhân Sự không thể nào so sánh được với sức mạnh của một công ty Headhunt.
>> Vì sao những nhà lãnh đạo sợ “Thợ Săn Đầu Người” ?
Những bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Headhunt
Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Tuy tiện lợi và giúp giải quyết nhiều vấn đề song việc sử dụng dịch vụ Headhunt cũng có một số mặt hại.
Tiền: Như đã đề cập ở trên, dịch vụ Headhunt chỉ mang lại ích lợi cao nhất khi được sử dụng một cách thông minh và có kế hoạch. Nếu không có kế hoạch kiểm soát, sử dụng hợp lý và hiểu biết rõ ràng. Công ty sẽ tốn kém tài chính mà không thu được đúng kết quả mong muốn.
Hiệu quả: Nếu ngay cả những vị trí cấp thấp và không đòi hỏi cao mà bộ phận Recruiter cũng không thể đảm nhận. Công ty nên xem lại độ hiệu quả và phương thức hoạt động của phòng nhân sự. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ Headhunt không phải lúc nào cũng thành công tuyệt đối. Trừ khi sử dụng dịch vụ Retained Search (tôi sẽ đề cập đến ở phần dưới của bài viết) thì việc một Heahunt “quit” khỏi một project là rất bình thường. Lí do thường là yêu cầu quá khó so với thị trường hoặc khách hàng đòi hỏi quá cao trong khi mức lương muốn trả quá thấp.
Phụ thuộc: Dịch vụ Headhunt chỉ nên được sử dụng khi công ty thật sự cần nguồn lực ngay lập tức. Đứng trên cương vị là một lãnh đạo chắc chắn bạn sẽ không muốn mình trả lương cho phòng nhân sự nhưng suốt ngày phải đi thuê dịch vụ bên ngoài phải không.
Việc lạm dụng dịch vụ bên ngoài cũng khiến Recruiter nội bộ bị mai một kĩ năng do không thực hành thường xuyên. Và vì không còn áp lực KPIs nên nhân sự sẽ không thể phát triển, cải thiện kinh nghiệm chuyên môn của mình.
2. Headhunter là ai?
Headhunter là nhân sự của công ty Headhunt. Nhiệm vụ chính của Headhunter là tìm kiếm ứng viên theo brief của Client hoặc yêu cầu từ BD, Account.
>> BD (Business Developer) và Account trong công ty Headhunt làm gì?
Các Headhunter được phân biệt và quản lý theo Chức năng và Phân Khúc.
Hai mô hình quản lý Headhunter phổ biến
Nhằm dễ quản lý, vận hành và tăng tính hiệu quả. Các Headhunter được quản lý theo Function hoặc theo Team.
1. Theo Function
Mỗi function sẽ ứng với một nghành nghề tuyển dụng mà công ty đang phục vụ. Điều này giúp các Headhunter tập trung vào điểm mạnh của mình cũng như không bị phân tâm khi phải tìm kiếm ứng viên quá nhiều nghành nghề một lúc.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến và đi xa trong vai trò của một Headhunter. Bạn buộc phải trải qua nhiều function và có thể đảm nhiệm công việc của tất cả function.
Như có thể thấy theo mô hình hệ thống trên, chỉ khi một Headhunter có thể đảm nhiệm tất cả function (Others) thì mới có thể thăng tiến lên vị trí cao nhất.
Điều thú vị là với mô hình này, là các bạn Fresher hầu hết đều xuất phát điểm từ function tổng hợp. Sau khi có đủ kĩ năng bạn sẽ tự chọn một function mình thích.
Và sau khi đã thành thạo function của mình thì để thăng tiến bạn phải quay về lại function tổng hợp ban đầu. Một vòng lặp thú vị nhỉ!
2. Theo Team
Ngoài function, một số công ty Headhunt sử dụng hệ thống phân chia theo team tự quản lý và có một leader báo cáo trực tiếp với Manager/ Director.
Khác với function, bạn tìm kiếm ứng viên theo lĩnh vực mà mình được phân công (sales, marketing, accountant,…). Đối với mô hình team thì khi BD mang job về, các Headhunter sẽ chia nhau việc và tìm kiếm theo bất cứ nhu cầu (brief) nào của Client.
Với mô hình phân chia theo team thì việc thăng tiến sẽ khó khăn hơn. Vì ngoài performance tốt ở vị trí headhunter, bạn còn phải hiểu rõ quy trình và phương pháp làm việc của BD, Account, Finance, Legal để có thể làm Team Leader.
Nhưng bù lại những bạn có thể làm Team Leader thường sẽ có kĩ năng, kiến thức cũng như khả năng lãnh đạo rất tốt. Điều sẽ giúp bạn tiến xa hơn đến các vị trí “top C”.
Ba phân khúc dịch vụ cơ bản của Headhunter trên thị trường
“Phân khúc” ở đây chính là phân khúc ứng viên mà Headhunter tìm kiếm.
Ta có 3 phân khúc chính.
Ở bất cứ phân khúc nào đều có độ khó và đòi hỏi riêng.
Mass Recruitment:
Là hình thức tuyển dụng ứng viên số lượng lớn. Mass Recruitment đòi hỏi Headhunter phải có kinh nghiệm sàng lọc ứng viên và đánh giá CV tốc độ.
Do yêu cầu tuyển dụng số lượng lớn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, Mass Recruitment phù hợp với những bạn nhanh nhẹn và nắm bắt thông tin tốt. Nhưng bù lại, Mass Recruitment không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm cũng như chuyên môn của ứng viên.
Contingency Search:
Hay còn gọi là Executive Search Selection (ESS) là dịch vụ Headhunt phổ biến nhất. Và cũng là phân khúc cạnh tranh về nhân sự khốc liệt nhất.
Để có thể phỏng vấn ứng viên cấp bậc từ Senior -> Manager ngoài kinh nghiệm và kĩ năng bản thân, Headhunter còn phải có kiến thức chuyên nghành của ứng viên và hiểu rõ về Module của Client để có thể tìm đúng đối tượng.
Tuy độ khó cao hơn nhưng đi cùng với đó là comission của các Headhunter cũng cao hơn Mass Recruitment rất nhiều.
Đối với cả Mass Recruitment và Contingency Search thì Client chỉ phải trả phídịch vụ khi đã tuyển được nhân sự.
Retained Search:
Retained Search là dịch vụ Headhunt mà nhà tuyển dụng phải chi trả trước một khoản phí cho Headhunter. Ngược lại Headhunter phải cam kết sẽ tìm được ứng viên phù hợp nhu cầu trong thời gian nhất định hoặc theo thỏa thuận hợp đồng. Retained Search là phân khúc khó nhất và chi phí cao nhất trong dịch vụ Headhunt.
Do ứng viên lúc này là các nhân sự cấp cao từ Manager -> Top C (CEO, CFO, Director,…). Để có thể thuyết phục ứng viên, Headhunter ngoài việc vô cùng khéo léo và kiến thức sâu rộng trong nghành thì mối quan hệ cũng là một yếu tố không thể thiếu. Vì chỉ mỗi việc tiếp cận và chiếm được lòng tin của ứng viên thôi đã là một quá trình vô cùng cam go.
Những ràng buộc và ích lợi của Client / Agency khi sử dụng Retained Search
Một hợp đồng Retained Search có thể kéo dài từ 6 tháng đến > 1 năm. Chưa kể thời gian đàm phán hợp đồng hai bên.
Do tính ràng buộc giữa hai bên nên việc đàm phán hợp đồng Retained Search cũng rất mất thời gian.
Ràng buộc
Về phía Agency, họ buộc phải hoàn thành project theo timeline thỏa thuận. Vì với Retained Search, Headhunter được nhận một phần chi phí trước chứ không như Mass Recruitment hay Contingency Search – những dịch vụ chỉ thu phí sau khi Client đã tuyển được người.
Về phía Client, họ buộc phải làm việc độc lập với duy nhất một Agency trong suốt dự án. Trả trước một khoản phí (20-40% hợp đồng). Điều này đồng nghĩa Client phải đặt toàn bộ niềm tin cũng như chấp nhận rủi ro của mình vào Headhunt Agency đã chọn.
Ích lợi
Tuy nhiên, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp bằng quả ngọt.
Về phía Client, dự án hoàn thành sẽ mang về cho họ một nhân sự cấp cao chất lượng đúng với nhu cầu. Người mà rất có thể sẽ thay đổi tương lai hoặc sự thành bại của cả công ty.
Về phía Agency, khi hoàn thành được một project “khó xơi” như Retained Search. Ngoài có được một khách hàng trung thành thì danh tiếng và uy tín là những điều Agency nào cũng tìm kiếm. Ngoài ra thì chi phí dịch vụ của một project Retained Search cũng là một khoản doanh thu cực lớn với Agency.
Nhìn chung, dù ở chuyên nghành hay phân khúc nào thì những kĩ năng và tố chất mà bất cứ một Headhunter nào cũng cần có là:
>> Traditional interview và Behavior interview
3. Recruiter là ai?
Recruiter là người tìm kiếm,thuyết phục ứng viên làm việc hoặc trở thành thành viên của công ty, tổ chức của mình.
Đối tượng tìm kiếm của Recruiter tùy thuộc vào nhu cầu và đòi hỏi về năng lực ứng viên mà công ty đưa ra.
Không giống Headhunter, Recruiter được phân biệt theo chuyên ngành(category).
Ba cách nhận biết một Recruiter?
Tuy cùng làm việc trong nghành HR và có chung một mục tiêu là tìm ra ứng viên tốt nhất thị trường. Nhưng Recruiter và Headhunter hoàn toàn khác nhau về mặt tính chất lẫn cách làm việc.
1. Làm việc cho công ty
Recruiter là “nhà tuyển dụng nội bộ” và chỉ làm việc duy nhất cho một công ty. Người sẽ trả lương cho họ hàng tháng.
Do được trả lương cố định hàng tháng nên năng suất và hiệu quả của Recruiter không thể so với Headhunter. Người mà thu nhập chính đến từ commision. Nhưng bù lại, Recruiter là người hiểu rõ nhất về công việc, văn hóa và các chính sách của công ty.
2. Trực tiếp “deal” lương và tuyển dụng
Khác với Headhunter, dù đã tìm được ứng viên thích hợp nhưng kết quả cuối cùng vẫn do Client quyết định. Trừ những vị trí cấp cao hoặc quan trọng. Trong hầu hết các trường hợp, Recruiter là người trực tiếp deal lương và quyết định offer với ứng viên.
Do đó, khi được phỏng vấn trực tiếp với Recruiter, bạn sẽ được trả lời trực tiếp về kết quả hoặc có thời gian trả lời cụ thể.
Ngoài ra thì phỏng vấn với Recruiter sẽ là bước cuối cùng chứ không phải trung gian như với Headhunter.
3. Làm việc theo chuyên nghành
Như đã đề cập, Headhunter được chia theo chức năng còn Recruiter sẽ được chia theo chuyên nghành (category).
Để dễ hình dung:
Một Headhunter lâu năm có thể tuyển được vị trí cấp cao (A) của bất cứ nghành nghề nào.
Một Recruiter lâu năm có thể tuyển được tất cả vị trí của một nghành (A).
Hạn chế của Recruiter
1. Không có cái nhìn tổng quan
Do chỉ chuyên tâm vào công ty của mình nên đa số các Recruiter bỏ quên về thị trường bên ngoài. Các bạn Recruiter nắm rất rõ về công ty, văn hóa, hệ thống và data nghành công ty mình. Tuy nhiên, ứng viên “tốt” chưa bao giờ là đủ. Và vì “biết người biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”. Nên các Recruiter nên tạo mối quan hệ cùng với các Recruiter/ HR của công ty khác để biết thị trường đang diễn biến như thế nào.
Có cái nhìn toàn cảnh các vị trí trên thị trường còn giúp Recruiter deal lương chính xác và tìm kiếm ứng viên nhanh hơn. Ngoài ra, qua đó các bạn cũng có thể xây dựng Mastermind Group cho mình.
>> Mastermind group là gì?
2. Data và Network
Một bộ phận Tuyển Dụng chắc chắn không thể so sánh tiềm lực data với một công ty Headhunt cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, công nghệ cũng góp phần khiến data của Recruiter không thể bằng Headhunter. Vì chắc chắn chi phí đầu tư vào một bộ phận không thể nào bằng chi phí đầu tư của một công ty.
Một điểm hạn chế nữa của Recruiter là về network. Với Headhunter, đặc biệt với phân khúc cao thì network của họ không chỉ xoay quoanh các mối quan hệ mà bao gồm cả những ứng viên – Những nhân sự giữ vị trí cấp cao ở các công ty, tập đoàn được Headhunter giới thiệu thành công vị trí tốt. Ngược lại, khi ứng viên quyết định “quit” một công việc, họ thường ít khi liên hệ lại với HR công ty cũ.
3. Tốc độ
Do gặp những hạn chế đã nêu trên: giới hạn nghành, data, network, công nghệ nên tốc độ xử lý và tìm kiếm của Recruiter cũng bị hạn chế so với Headhunter. Ngoài ra thì đội ngũ nhân sự hùng hậu cũng là lý do khiến tốc độ của Headhunter nhanh hơn. So sánh Recruiter và Headhunter sẽ giống như so sánh một “team” đấu với một “tổ chức” ấy!
4. Phân biệt Headhunter / Recruiter
Sau khi đọc tất cả những gì tôi đã viết ở trên, hẵn bạn đã biết câu trả lời rồi nhỉ. Cùng tổng hợp thông tin lại nào.
Những điểm khác nhau:
Điểm mạnh và yếu:
Kết
Nếu bạn đọc đến đây, chúc mừng bạn không phải là một người lười đọc.
Và như một phần thưởng, tôi sẽ hệ thống lại một lần nữa những kiến thức và khái niệm mà tôi đã đề cập đến bằng hình ảnh!
Mối quan hệ Headhunt-Company, Headhunter-Recruiter và Candidates
Phân biệt giữa các công ty Headhunt theo phân khúc và nghành nghề
2 mô hình quản lý Headhunter phổ biến:
Mô hình quản lý theo Function
Mô hình quản lý theo team
Ba phân khúc dịch vụ cơ bản của Headhunter trên thị trường
Vậy là bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu và lựa chọn hướng đi của mình trong nghành nhân sự. Thế giới thay đổi từng ngày nên việc những kiến thức này đến một lúc nào đó sẽ trở nên lạc hậu là không thể tránh khỏi. Tôi sẽ liên tục quay lại chỉnh sửa và cập nhật bài viết để nó luôn đúng nhất có thể.
Trong phần sau tôi sẽ viết về những góc tối của nghành nhân sự nói chung và Headhunt nói riêng. Trong bài viết tôi cũng sẽ tổng hợp những chia sẽ, kinh nghiệm thực tế của những anh chị trong nghành.
Cùng đón đọc loạt bài viết “HR và những chuyện chưa kể” của tôi nhé!
Những bài viết liên quan trong bài cần đọc:
Định nghĩa Agency và Client trong nghành nhân sự
HR Consultant là gì?
BD (Business Developer) và Account trong công ty Headhunt làm gì?
Traditional interview và Behavior interview
Mastermind Group là gì?
Cám ơn bạn đã giành thời gian đọc bài viết. Hãy comment bên dưới để đóng góp thêm cho bài viết. Hoặc đơn giản để tôi biết mình không làm điều này vô ích.
Vào lúc 16:00 ngày 2/5/2019 vừa qua. Bộ công thương chính thức công bố tăng giá xăng dầu bán lẻ áp dụng trên toàn quốc. Tất cả diễn ra chỉ sau 10 ngày khi thông cáo về việc EVN tăng giá điện khiến người tiêu dùng chao đảo.
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô vậy tại sao lại có chuyện giá điện và xăng tăng? Tôi sẽ không đề cập đến những vấn đề chính trị trong nước ở bài này. Ta hãy cũng nhìn một chút ra thị trường thế giới và vĩ mô.
Tại sao giá xăng/ dầu/ điện liên quan đến nhau?
Đơn giản vì muốn chế tạo ra xăng hay sản xuất ra điện ta cần đến dầu thô. Dầu thô được hình thành khi số lượng lớn sinh vật chết, thường là động vật phù du và tảo, được chôn dưới đá trầm tích và chịu nhiệt độ lẫn áp suất cao.
Dầu thô là nguyên liệu không thể tái tạo và có trữ lượng giới hạn. Ước tính trữ lượng dầu thô thế giới trong khoảng tầm 1.148 tỉ thùng (barrel) đến 1.260 tỉ thùng.
Iran muốn đẩy giá dầu lên $150/ barrel – một lần nữa?
Nếu ai có theo dõi giá dầu thế giới sẽ thấy. Chỉ trong vòng quý I năm tài chính 2019 giá dầu thô đã tăng từ hơn $40/ barrel lên hơn $70/ barrel. Tỉ suất tăng hơn 75%.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên là do biện pháp thắt chặt trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela. Cùng lúc đó là thỏa thuận giảm lượng khai thác dầu thô của OPEC bất chấp sự phản đối của tổng thống Donald Trump.
Hai nguyên nhân trên trực tiếp đẩy lượng cung dầu thô của thế giới giảm mạnh. Đi kèm đó là lượng cầu của thị trường không hề giảm so với những dự báo kinh tế đầu năm. Tất cả mọi người bước vào năm 2019 với một tinh thần ảm đạm vì chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Các nhà phân tích tin rằng kinh tế thế giới sẽ đi xuống và nhu cầu sử dụng dầu cho sản xuất sẽ giảm. Sự thật đã chứng minh ngược lại, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung dầu thô.
Lệnh cấm đối với Iran
Nói về lệnh cấm vận đối với Iran, điều này liên quan đến cá nhân tổng thống Trump và tư tưởng của Đảng Cộng Hòa. Ngay từ trước cả cuộc bầu cử của mình, Trump đã bày tỏ thái độ không “hợp cạ” với Iran giống như người tiền nhiệm của ông (Bush) đối với Iraq vậy.
Và ngay sau khi lên nắm quyền, Trump xóa bỏ tầm nhìn của Obama về một Iran phi hạt nhân. Theo chính quyền mới, Mỹ rút khỏi thỏa thuận phi hạt nhân với Iran và áp dụng lệnh trừng phạt với quốc gia này năm 2015.
Với việc rút lại thỏa thuận và cấm vận dầu của Iran, mọi thứ có vẻ tương tự 2008 – thời điểm mà Iran đẩy giá dầu lên $160/ barrel. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao gây đóng cửa một loạt nhà máy. Cùng với bong bóng nhà đất, cặp đôi này tạo nên cuộc đại suy thoái 2008 như chúng ta đã biết. Vòng lặp của định mệnh nhỉ.
Ảnh hưởng từ chính trị
Như những người tiền nhiệm Cộng Hòa của mình, Trump rất gần gũi với Ả Rập Saudi – kẻ thù truyền kiếp của Iran. Cho những bạn không biết, hai quốc gia này xung đột đã hơn 1000 năm vì tôn giáo. Ả Rập Saudi “đứng đầu” người hồi giáo dòng Sunni và Iran là “thủ lĩnh” của người hồi giáo dòng Shia.
Đây cũng là lý do Ả Rập Saudi tấn công Yemen với Mỹ hậu thuẫn và Iran đứng sau Yemen. Sau khi nhận được hợp đồng 100 tỉ Đô La vũ khí từ Ả Rập Saudi, chính quyền Trump ngay lập tức cáo buộc Iran đầu tư cho khủng bố. Bất chấp 15 trên 19 tên không tặc vụ khủng bố ngày 11/9 là người Ả Rập Saudi.
Át chủ bài của Iran
Dù bị cấm vận bởi Mỹ và các đồng minh phương Tây, Iran vẫn có con át chủ bài của mình – eo biển Hormuz.
Eo biển Hormuz nằm giữa Iran và Oman, là tuyến vận tải chính và duy nhất từ Vịnh Ba Tư ra biển lớn. Tuyến giao thông huyết mạch vận chuyển hơn 90% lượng dầu từ các nước Ả Rập Saudi, Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Iran, Kuiwait, Qatar ra thế giới. Nói cách khác, một nữa lượng dầu cung cấp cho thế giới đi qua eo biển này mỗi ngày.
Nếu Iran đóng cửa eo biển trong 1 tháng, giá dầu leo thang vượt mức $150/ barrel là điều chắc chắn.
Lịch sử lặp lại
Những gì chúng ta đang thấy là sự lặp lại của bức tranh 2008. Vào lúc đó, kinh tế đang phát triễn tốt với sự tăng trưởng của thị trường nhà đất. Nước Mỹ có một tổng thống Cộng Hòa thân với Ả Rập Saudi. OPEC cắt giảm sản lượng dầu thô của mình. Đi cùng với đó là sự leo thang cẳng thẳng với Iran.
Việc kinh tế toàn cầu sụp đổ được xác định do sự quản lý yếu kém của ngân hàng. Nhưng sự thật nó được kích hoạt bởi việc hàng loạt công ty đóng cửa do giá dầu tăng cao kỉ lục dẫn đến chi phí sản xuất quá cao.
Vào lúc này, hơn ai hết, tổng thống Trump muốn tay đổi chế độ của Iran. Thực tế nếu có một cuộc đảo chính ở Iran, giá dầu sẽ thậm chí còn tăng cao hơn do giới đầu cơ đẩy giá. Và ai mà biết được cuộc đảo chính sẽ kéo dài bao lâu và có thành công hay không?
Những trường hợp nào có thể xảy ra?
Mặc dù nắm giữ con bài chiến lược eo biển Hormuz. Tuy nhiên nếu Iran “thật sự” đóng cửa eo biển. Mỹ và các đồng minh có thể xiết chặt cấm vận và lúc này, không chỉ dầu mà tất cả các nguồn cung khác vào Iran sẽ bị cắt đứt. Nghe có vẻ Iran sẽ bị cô lập như Triều Tiên và chẵng thể trụ được lâu nhỉ.
Trên thực tế, Mỹ và các nước Châu Âu không phải là những quốc gia duy nhất cần dầu. Trung Quốc và Ấn Độ là một trong hai quốc gia nhập khẩu dầu số lượng lớn nhất từ Iran. Và hai quốc gia này cũng là hai nước xuất khẩu hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới nên việc cung hàng hóa có vẻ không đáng lo ngại với Iran. Gió lúc này lại thổi chiều bất lợi cho Trump và những người bạn rồi.
Vậy tình huống xấu nhất nào có thể xảy ra nếu cả hai bên đều không chịu nhượng bộ?
Mỹ và các đồng minh sẽ vây hãm Hormuz và buộc Iran mở cửa bằng vũ lực sau đó thay đổi chính quyền Iran. Iran chắc chắn không phải miếng bánh mềm để mọi người tranh nhau xâu xé nên sẽ đáp trả mạnh mẽ.
Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ không để yên cho Trump giành lấy eo biển nắm giữ hơn một nữa lượng dầu thế giới một cách dễ dàng. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì là hai khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran cũng sẽ không từ bỏ nhà cung cấp của mình. Các nước OPEC sẽ tham gia với Mỹ để con đường vận chuyển dầu của mình được mở lại.
Ả Rập Saudi và các nước theo hồi giáo dòng Sunni sẽ rất vui vẻ góp phần để nhổ “cái gai bự” dòng Shia này. Điều sẽ cuốn các nước theo hồi giáo Shia khác tham chiến bảo vệ Iran. Và chúng ta có thể có một cuộc chiến dầu mỏ..một lần nữa.
Tháng 11 này, lệnh cấm vận hoàn toàn Iran sẽ được áp dụng. Và cho dù tính huống nào xảy ra đi chăng nữa, việc này sẽ đẩy giá dầu lên cao vượt trần. Điều có thể dẫn đến khủng hoảng dầu mõ và tạo tiền đề cho suy thoái kinh tế.
Ai sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao?
Đầu tiên phải kể đến Nga và Ả Rập Saudi, hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Với khả năng tăng năng suất khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các nước OPEC sẽ là những người đầu tiên hưởng lợi.
Kế đến là Iran, hưởng lợi ít hơn vì lệnh cấm vận. Quốc gia này đang là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc và đứng thứ ba trong danh sách nhập khẩu dầu của Ấn Độ. Ngoài ra, tiếp giáp lãnh thổ với Iran là Thổ Nhĩ Kì cũng là một khách hàng lớn của quốc gia này.
Tiếp theo là Mỹ. Mặc dù không đáng kể nhưng gần đây sản lượng dầu mõ của Mỹ tăng trưởng rất tốt. Sự bùng nổ dầu mỏ sẽ trở lại với Texas khi giá dầu chạm nóc.
Và cuối cùng là các nhà sản xuất năng lượng tái tạo (điện mặt trời, thủy điện, phong điện,…). Những năm gần đây chi phí cho năng lượng “sạch” đã giảm đi đáng kể đi kèm với đó là tính hiệu quả tăng cao và thân thiện với môi trường. Đây cũng là giải pháp năng lượng mới khi trữ lượng dầu thô cạn kiệt – điều chắc chắn sẽ xảy ra. Mẫu xe điện Tesla 3s sau khi giới thiệu đã bán chạy vượt mặt BMW series 3 cùng phân khúc. Chẵng trách sao bác Vượng nhà ta đi đầu tư xe điện Vinfast nhỉ!
Nhìn chung, khủng hoảng không phải hoàn toàn là một điều xấu nếu bạn biết nắm bắt nó. Lịch sử thường cho thấy một sự lặp lại chính xác đến đáng kinh ngạc.
Khủng hoảng sẽ tạo ra ý tưởng, làm cho người giàu giàu hơn hoặc chuyển tài sản họ vào tay người khác.
Báo cáo mới nhất của tập đoàn Navigos chỉ ra các yếu tố tăng trưởng trong nhu cầu tuyển dụng cấp cao của quý đầu tiên.
Tập đoàn Navigos công bố báo cáo mới nhất ngày 22 tháng 4 về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao ở Việt Nam dựa trên nhu cầu khách hàng của Navigos Search trong quý I.
Quý đã chứng kiến những nhu cầu và tác động mới trên thị trường từ các công ty chuyển dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc.
Ưu tiên các kỹ năng số trong tuyển dụng FMCG
Một số công ty đa quốc gia tham gia thị trường Việt Nam trong quý đầu tiên, đáng chú ý nhất là nghành ăn uống (F&B), rượu và mỹ phẩm. Mô hình của họ trực tiếp quản lý doanh nghiệp, tăng hình ảnh thương hiệu và thực hiện các chương trình quảng cáo dẫn đến nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh ở các vị trí liên quan đến Bán hàng và Tiếp thị, từ cấp nhân viên đến quản lý cấp cao.
Các kỹ năng về tiếp thị kỹ thuật số và thương mại điện tử đang được ưu tiên chính là kết quả của Công nghiệp 4.0. Nhu cầu cho các vị trí hỗ trợ về Nhân sự, Quản trị, Tài chính và Kế toán cũng tăng theo.
Xu hướng nhượng quyền thương mại trong ngành Bán lẻ cũng đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng.
Navigos Search đã ghi nhận xu hướng nhượng quyền thương mại giữa các công ty trong nước và quốc tế, đặc biệt là Mỹ phẩm, Thời trang và F&B, tạo ra nhu cầu đáng kể cho các vị trí từ quản lý cấp trung đến cấp cao.
Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đang tìm cách nâng cao thương hiệu của họ và sẵn sàng đầu tư vào con người và hệ thống để có thể phát triển và cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng không ngừng phát triển và mở rộng số lượng cửa hàng, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu cho nhân viên cửa hàng.
Những thách thức trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài trong Sản xuất do sự chuyển đổi dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc
Số lượng các công ty chuyển đổi dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam tiếp tục tăng trong các ngành: công nghiệp hỗ trợ đặc biệt và sản xuất đồ gỗ nội thất.
Một số công ty đã mở các nhà máy mới tại Việt Nam, có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba số lượng nhân viên của họ trong năm nay, đặc biệt là các công ty trong nghành điện tử và sản xuất linh kiện điện tử cao cấp.
Nhu cầu tăng trưởng đột ngột này xuất hiện khi các doanh nghiệp tìm cách mở rộng sản xuất hoặc tái cấu trúc, dẫn đến những thách thức trong việc thu hút và giữ chân nhân tài và thúc đẩy thu nhập nhân viên cao trong các ngành này.
Vị trí tuyển dụng chủ yếu là vị trí Giám sát và Quản lý, và nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng đều đặn cho đến khi các công ty hoạt động ổn định. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang tìm kiếm ứng viên có kỹ năng sử dụng tiếng Trung Quốc.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, so với các ngành công nghiệp khác, ngành Sản xuất và Công nghiệp được báo cáo trả mức lương cao nhất ở các vị trí cấp trung và cấp cao. Một kỹ sư giàu kinh nghiệm có thể kiếm tới 4.000 đô la một tháng trong khi nhân viên ở cấp Quản lý có thể kiếm tới 8.000 đô la.
Công nghệ dẫn đến thay đổi tuyển dụng trong Nông nghiệp
Nhiều công ty đã triển khai mô hình nông nghiệp 3F (Feed – Farm – Food) trong năm nay và đầu tư mạnh vào dây chuyền sản xuất hiện đại với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu. Mô hình nông nghiệp tương đối mới đã dẫn đến những thay đổi trong yêu cầu tuyển dụng giữa các doanh nghiệp. Hai lĩnh vực có nhu cầu cao là nông nghiệp và khoa học thú y.
Hầu hết các doanh nghiệp cần tuyển một loạt các vị trí ở cấp độ trung cấp trở lên và yêu cầu các ứng viên có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu.
Sát nhập bất động sản dẫn đến nhu cầu tuyển dụng vị trí cấp độ C
Nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra trong lĩnh vực bất động sản từ cuối năm ngoái và hoàn thành vào năm 2019 nhưng không được công bố rộng rãi. Việt Nam đang thu hút vốn M&A từ nhiều nhà đầu tư ở châu Á.
Thị trường bất động sản Việt Nam dự kiến tăng 15 phần trăm ổn định nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và sự trỗi dậy của các thị trường tiểu vùng như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Đà Nẵng.
Điều này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng các vị trí cấp C (Phó Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc) như CFO (Giám đốc Tài chính), COO (Giám đốc Điều hành) và Country Manager (Giám đốc Quốc gia hoặc Đại diện Trưởng) để phục vụ phát triển kinh doanh hoặc thay thế nhân sự cũ.