Category Archives: Career Advice

giới thiệu bản thân

3 Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đặt ra cho ứng viên, đó là “hãy giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn”. Câu hỏi này cũng làm không ít người lúng túng, đặc biệt khi được hỏi bằng tiếng Anh. Hãy cùng nhau tham khảo 3 tình huống ví dụ điển hình về giới thiệu bản thân nhé.

giới thiệu bản thân Tình huống 1:  

  • So, tell me a little bit about yourself? (Hãy nói cho tôi biết sơ qua về bạn?)

–> My name’s Nguyen Kim Hoa. I’m 22 years old and I’m single. I have just graduated from university in July with the major in accounting. I got 3 months experience as an internship at X company. I like reading books and travelling.

Tôi tên là Nguyễn Kim Hoa. Tôi 22 tuổi và đang độc thân. Tôi vừa tốt nghiệp vào tháng 7, chuyên ngành của tôi là kế toán. Tôi có kinh nghiệm thực tập tại Công ty X trong 3 tháng. Sở thích của tôi là đọc sách và du lịch.

  • How would you describe your personality? (Bạn tự nhận xét về bản thân mình là người thế nào?)

–> I’m a careful and hard-working person. I’m eager to learn new things and willing to work in team. I easily adapt to with new working environment and take initiative in work.

Tôi là người cẩn thận và chăm chỉ. Tôi ham học hỏi và  thích làm việc với mọi người. Tôi dễ thích nghi với môi trường làm việc và chủ động trong công việc.

Tình huống 2:

  • Could you tell me something about yourself? (Chị có thể cho tôi biết về bản thân không?)

–> Yes. My name’s Yen Nhi. I got married and had one son, I’m living in District 4. I have 4 years experience in Marketing field and I’m a group leader of A company.

Vâng. Tôi tên là Yến Nhi, Tôi đã kết hôn và có 1 con trai hiện đang sống tại quận 4. Tôi có 4 năm kinh nghiệm về lĩnh vực marketing và đang là trưởng nhóm của công ty A.

  • How would you describe yourself? Chị có thể miêu tả đôi điều về bản thân như thế nào?

–> I’m friendly and kind to help other people. I like dealing with difficult problems and challenged issues. I’m rather serious in work and can work under high pressure.

Tôi là người thân thiện và thích giúp đỡ mọi người, Tôi thích giải quyết vấn đề khó và những công việc mang tính thử thách. Tôi khá nghiêm túc trong công việc và tôi có thể chịu đựng được áp lực cao.

giới thiệu bản thânTình huống 3:

  • Tell me a little about yourself? (Cho tôi biết một chút về bản thân cô)

–> I’m Mai Linh. However, people often call me by Mai. I’m 28 years old and I’m single. I was born and grew up in Ha Noi, but I have been working in HCM City for 5 years. I graduated from Economic university and got 3 years experience in administration and human resource management.  

Tôi tên là Mai Linh. Nhưng mọi người thường gọi tôi là Mai. Tôi 28 tuổi và đang độc thân. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được 5 năm. Tôi tốt nghiệp đại học Kinh tế và có 3 năm kinh nghiệm làm hành chính nhân sự và 2 năm trong việc quản trị nhân lực.

  • Could you describe yourself briefly? (Chị có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân được không?)

–>  I’m active. I like work related to human beings. I’m rather serious and sensitive, I can quickly catch up psychology of other people. I often read newspapers and listen to music in my free time.

Tôi là người năng động, tôi yêu thích những công việc về con người. Tôi là người khá nguyên tắc và nhạy cảm, tôi có thể nắm bắt tâm lý của người khác rất nhanh. Lúc rãnh rỗi, tôi thường đọc báo và nghe nhạc.

Chúc các bạn áp dụng và biến tấu thành công từ những mẫu câu tiếng Anh & Việt giới thiệu về bản thân khi đi  phỏng vấn nhé.

Tổng hợp internet

Công Việc Thực Tập Đã Giúp Mình Nhiều Như Nào?

Hiểu bản thân hơn

Vào thời điểm năm cuối đó, mình đang rất lơ mơ với việc mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Học về Truyền thông thì đương nhiên là nên nhắm cơ hội vào làm trong các phòng Marketing hoặc các agency lớn. Nhưng thời điểm đó mình tự audit lại bản thân, thấy mình hợp với công việc hỗ trợ người khác, tuy chưa biết cụ thể là gì. Vậy nên mình quyết định thay vì đi thực tập ở một agency quảng cáo, mình làm thực tập cho phòng Tư vấn hướng nghiệp của trường.

Lúc mình quyết định như vậy, nhiều người cũng ngạc nhiên. Vì học thì ở Hà Nội, mà lại quyết định khăn gói vào Sài Gòn thực tập. Rồi thì chọn chỗ nào không chọn lại chọn làm ở một chỗ nghe chẳng có vẻ gì là ‘truyền thông’ hay ‘sáng tạo’ cả. Nhưng mình kệ. Lúc đó đang thích thì phải thử. Phải làm rồi thì mới biết là mình hợp hay không. Ngày đầu tiên đi làm cũng hoang mang lắm, không biết công việc thực tập thật ra là làm gì. Ngây thơ đến mức bị mấy anh chị list ra một list các loại cafe họ thích uống và địa điểm mua, bảo mình là sáng nào cũng cần chuẩn bị những thứ đó trên bàn (troll thôi) – thế mà làm mình tin sái cổ.

Thế nhưng trăm hay không bằng tay quen. Làm một thời gian rồi mình cũng quen với môi trường ở đây. Mình học được rất nhiều thứ mà mình chưa biết khi còn đi học. Từ chuyện nhỏ nhặt như dấu chấm ở cuối mỗi gạch đầu dòng cho đến cách đặt label email, tổ chức một buổi họp phải có agenda, action plan như thế nào, vân vân và mây mây. Và quan trọng hơn cả là sau kì thực tập, mình đã tìm ra đúng niềm đam mê của mình. Đó không phải là truyền thông, là sáng tạo như mình nghĩ, mà đam mê thực sự của mình là được đem các kĩ năng, kiến thức của bản thân để giúp những người trẻ, những người đi sau được thành công hơn trong con đường sự nghiệp của họ.

Nhiều bạn tìm đến mình với câu hỏi là GPA của em thấp quá, em sợ không tìm được thực tập. Đừng lo các em ạ, GPA hay ngành học không quyết định được 100% em là ai và em sẽ làm gì sau này đâu. Tất cả những gì các em cần làm là khám phá, khám phá và khám phá. Phải tin tưởng vào bản thân, làm việc chăm chỉ và học một thứ mới mỗi ngày.

 Làm việc với nhiều kiểu người

Nếu bạn là người đọc nhiều tin tuyển dụng, chắc chẳng lạ gì với cụm từ ‘teamwork’ rồi đúng không. Teamwork là đòi hỏi bạn phải biết làm việc nhóm, và không chỉ làm làm việc nhóm với bạn bè hay những người mình đã quen đâu nhé, bạn phải sẵn sàng làm việc nhóm với tất cả mọi người.

Công việc thực tập của mình may mắn đó là mình là người duy nhất hỗ trợ Truyền thông cho gần 10 anh chị trong phòng. 10 người là hơn 5 dự án khác nhau, nhờ đó mình được hoạt động riêng lẻ và độc lập với các anh chị ở mỗi dự án. Mỗi người lại có một cách tiếp cận công việc khác nhau, cách nói chuyện khác nhau, cách giao deadlines khác nhau, các khen khác nhau nên từ đó mình tự tiếp thu, điều chỉnh bản thân sau cho phù hợp. Nếu công việc thực tập bạn gặp được một anh chị sếp tốt sẵn sàng chỉ dạy cho bạn, cũng như bạn chịu khó quan sát và học hỏi không chỉ chuyên môn mà còn ở cách thức làm việc, chắc chắn bạn sẽ áp dụng được rất nhiều cho công việc sau này (giống như cách mình đang áp dụng cho các dự án riêng của mình).

 Bạn sẽ được học giao tiếp

Giống như ‘teamwork’, ‘communication’ là kĩ năng bạn bắt buộc phải có dù bạn đang định chọn công việc nào. Không chỉ đơn thuần là có giỏi giao tiếp hay không mà bạn còn phải biết cách điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với mỗi người. Ví dụ với các anh chị trong phòng nơi mình thực tập, có người thích làm việc qua email, có người lại thích gọi đến tận nơi giao việc trực tiếp. Có người thích gửi email phải chào hỏi thưa gửi đầy đủ, có người lại chỉ cần viết nhanh vài dòng tập trung vào nội dung là được. Không có gì đúng hay sai ở đây cả, mà quan trọng là bạn phải tập nhìn, quan sát và điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp.

‘Communication’ là chìa khoá để tránh khỏi xung đột trong công việc. Nếu bạn được giao việc nhưng có gì không hiểu, hãy hỏi lại. Mình biết tính người Việt Nam mình hay nể và ngại, ngoài ra lại thấy mình đang là intern cấp dưới nữa, nên ai ở trên nói gì cũng nghe, nói gì cũng làm, đôi khi không hiểu cũng làm. Thế là thành ra mất hay, có khi vừa tốn thời gian của bạn mà công việc lại không hiệu quả. Vậy nên nếu có gì không hiểu, hãy hỏi nhiệt tình vào nhé. Giống như bạn hay đọc blog của mình, nếu có gì chưa hiểu về quá trình tìm việc, cách viết CV, phỏng vấn các thứ thì cứ thoải mái liên hệ với mình.

 Không ngừng học hỏi, không được bỏ cuộc

Khi phỏng vấn thì rất nhiều bạn háo hức, mong được nhận để đi làm ngay. Những ngày đầu tại công ty cũng có vẻ vui. Nhưng chỉ sau 2-3 tuần, một số bạn bắt đầu chuyển sang trạng thái chán. Lý do thì nhiều vô kể, vì công việc không hợp ngành mình học, vì sếp khó tính, vì bạn toàn phải làm việc chả liên quan, vì A, vì B, vì C.

Quan điểm cá nhân của mình là, nếu bạn đã quyết định chọn gắn bó với một công việc, hãy gắn bó với nó ít nhất 4 tháng. 4 tháng là con số tối thiểu để bạn nắm bắt được hết công việc, cũng như để bạn có thể tự tin phần nào để nói rằng mình đã hợp hay chưa. Còn các vấn đề mà bạn đang kêu than? Nếu sếp khó tính, hãy thử xem lại xem sếp vì sao lại như thế, tại mình hay tại 2 bên chưa hiểu nhau? Nếu công việc lặt vặt nhiều quá, hãy xem bạn đã đủ khả năng để đảm nhiệm các trọng trách lớn hơn chưa, nếu rồi hãy đề đạt. Đừng ngại.

Ngoài ra, trong thời gian thực tập, hãy cố gắng học. Không những học chuyên môn, mà học cả từ những kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Mời các anh chị một buổi ăn trưa hoặc cafe, chém gió và xin anh chị chia sẻ kinh nghiệm làm việc, từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

 Hãy học cho mình tính cách ‘Resilience’

Trong công việc thực tập của mình, không dưới 5 lần mình được đọc, được nghe, được khuyên về từ ‘Resilience’ này. Mình không biết dịch ra tiếng Việt như nào, nhưng đại ý của nó là ‘khả năng phục hồi’. Trong công việc cũng như cuộc sống, bạn chắc chắn sẽ thất bại đôi lần. May mắn thì 1-2 lần thôi, kém may hơn thì nhiều lần. Nhưng đó là chuyện thường tình thôi, đừng nản nhé. Chẳng có ai là hoàn hảo cả. Quan trọng là bạn biết đứng lên từ thất bại, can đảm nhìn vào xem vì sao mình thất bại để không lặp lại những sai lầm đó nữa. Và hãy tin tưởng bản thân. Chính bạn mà không tin vào bản thân mình, thì ai dám tin vào bạn nữa đây.

Theo anhtuanle.com

ngành dầu khí

Ngành Dầu khí: Nghề lương khủng chỉ dành cho người giỏi

Là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong những năm qua, ngành Dầu khí đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cũng phải đối mặt với một số khó khăn, nhưng ngành Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai…

Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành khai thác Dầu Khí với trữ lượng dầu thô lớn. Các nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động nhưng công suất chưa cao. Lương của các kỹ sư giỏi trong ngành có khi lên tới 10.000 USD/tháng.

ngành dầu khí

Đặc trưng của ngành Dầu Khí: Ngành Dầu Khí có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, là nền tảng để duy trì sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu khí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu. Mỗi năm, thế giới tiêu thụ khoảng 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất.

Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam: Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế như điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam: Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng nămở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á – TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

ngành dầu khí

 Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, bạn sẽ làm việc cở các viện nghiên cứu chuyên ngành cùng với những máy móc hiện đại trong các phòng thí nghiệm đẳng cấp quốc tế. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được đi tu nghiệp, tham quan, khảo sát thực tế ở nước ngoài, được tiếp cận với nhiều tri thức và phương pháp mới tiên tiến nhất trên thế giới.

Dầu khí đang là ngành kinh tế trọng điểm với yêu cầu rất lớn về nhân lực cùng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nếu bạn ham mê với sự nghiệp dầu khí nói chung và ngành Khai thác dầu khí nói riêng, cơ hội lớn và nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.

Một số nghề nghiệp trong ngành Khai thác dầu khí:

  • Nhà nghiên cứu khoa học
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành
  • Nhà tư vấn, nhà quản lý

Lương ngành Dầu khí: Cao cho người giỏi

Theo tiến sĩ Tạ Quốc Dũng – phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất – dầu khí, ĐH Bách khoa TP. HCM, hơn 50% kỹ sư dầu khí ra trường đều có việc làm phù hợp với nguyện vọng. SV tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm các công việc như: kỹ sư thực hành, nhà quản lý các dự án về dầu khí, các công tác hỗ trợ dịch vụ cho các công ty dầu khí, nhà tư vấn… Trong nước, ngoài Đại học Bách khoa TP.HCM còn có một số trường khác đào tạo ngành dầu khí.

Ông Dũng cho biết thêm ở ngành này, tùy các bạn trẻ làm việc cho công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500-1.000 USD/ tháng. “Có trường hợp sau năm năm đi làm, có những cựu sinh viên bách khoa làm dầu khí có mức thu nhập trên 10.000 USD/tháng. Đây là những người thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế” – tiến sĩ Dũng nói. Kỹ năng mềm đó là năng lực lãnh đạo, khả năng thuyết trình, xử lý tình huống, điều hành nhóm…

Đánh giá về thị trường lao động ngành dầu khí, theo ông Dũng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới rất dồi dào bởi ở nước ta hiện nay đang tiếp tục mở rộng khai thác dầu tại các mỏ nhỏ và các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng tăng. Song ông Dũng lưu ý: nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thật sự giỏi nghề và yêu nghề mới trụ vững.

Tiếng Anh giỏi là một lợi thế trong ngành Dầu Khí: Là một người làm việc trong ngành, kỹ sư khoan Bùi Thanh Sơn – Công ty Baker Hughes tại VN – cho biết điều kiện làm việc nghề này nhiều thử thách và áp lực cao khi kỹ sư dầu khí thường xuyên phải làm việc tại nhà giàn hay đi khảo sát dài ngày ngoài hiện trường, nhất là trên biển. Do đó, ngoài chuyên môn giỏi còn yêu cầu sức khỏe, thể lực tốt. “Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nhân lực về ngành khoan – khai thác dầu và lọc hóa dầu cần nhân lực nhất” – ông Sơn cho biết.

Về phía nhà tuyển dụng, bà Đặng Thị Thanh Thảo – trợ lý tuyển dụng Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Schlumberger VN – cho biết hiện công ty có nhu cầu tuyển ở nhiều vị trí, làm việc tại văn phòng hoặc tại nhà giàn. Theo bà Thảo, để làm việc trong ngành dầu khí, nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu cao cho các ứng viên. Đó là phải giỏi chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin…”. Bên cạnh đó, thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Nghề này thu nhập được đánh giá khá ổn nên đầu vào tuyển chọn cũng không hề dễ dàng” – bà Thảo nói.

Tổng hợp internet

Nghề nào phù hợp

Trắc nghiệm: Nghề nào phù hợp với bạn!

Nghề nào phù hợp với bạn khi ở mỗi độ tuổi, bạn lại có một niềm đam mê riêng. Thuở nhỏ bạn muốn làm ca sĩ, lớn chút nữa bạn muốn là cô giáo dạy Văn, trưởng thành hơn, bạn lại mơ thành tiếp viên hàng không… Vậy nghề nghiệp bạn thực sự yêu thích là gì?

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về niềm đam mê sự nghiệp thực sự của mình, hãy thử tham gia bài trắc nghiệm dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Nếu bạn có một buổi tối rảnh, bạn thích làm gì?
a. Đến một bữa tiệc
b. Ở nhà và lướt net
c. Làm việc bạn thích như thiết kế quần áo, viết báo
d. Đi xem phim

2. Bạn thường đọc mục nào đầu tiên của tờ báo?
a. Mục tư vấn hay thư của tòa soạn
b. Tin tức
c. Thể thao
d. Giải trí

3. Bạn thích làm gì ở một bữa tiệc?
a. Đón chào mọi người tại cửa
b. Tham gia vào thảo luận về những vấn đề hiện tại
c. Làm món ăn khai vị
d. Giải trí, chơi trò chơi

4. Bạn thích được tặng quyển sách nào?
a. Chicken Soup for the Soul (Món súp gà của tâm hồn)
b. A Brief History of Time (Sơ lược lịch sử thời gian)
c. How Things Work (Mọi thứ vận hành như thế nào?)
d. Một cuốn sách nghệ thuật đắt tiền để trưng bày

5. Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?
a. Cùng bạn bè ra ngoài uống cà phê
b. Dọn dẹp lại nhà kho
c. Làm mới lại vườn hay nhà của bạn
d. Làm thơ hoặc viết nhật ký

6. Nếu đi xem phim, bạn thường chọn loại phim nào đầu tiên?
a. Hài tình cảm, lãng mạn
b. Những phim có chiều sâu tâm lý
c. Những phim hành động phiêu lưu, mạo hiểm
d. Những phim nổi tiếng

7. Tại một sự kiện xã hội, bạn thường muốn tham gia vào…
a. Một nhóm lớn đang cười nói rất vui vẻ
b. Một nhóm nhỏ đang thảo luận những vấn đề thú vị
c. Vài người đang chơi trò chơi
d. Một người nào đó trông có vẻ thú vị

8. Câu nào sau đây miêu tả đúng nhất về bạn?
a. Thân thiện, dễ gần
b. Thông minh
c. Khéo tay
d. Sáng tạo

Và đây là câu trả lời

Nếu hầu hết là “a” thì công việc lý tưởng của bạn là những nghề cần tiếp xúc với nhiều người như: Giáo viên, quản lý nhân sự, tiếp viên hàng không, trợ lý riêng, nhà tư vấn tâm lý.

Nếu hầu hết câu trả lời là “b” thì nghề nghiệp của bạn sẽ liên quan nhiều đến thông tin như: Biên tập, phát triển web, người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, kế toán, người nghiên cứu chiến lược.

Nếu câu trả lời hầu hết là “c” thì công việc lý tưởng của bạn sẽ là: đầu bếp, người sửa chữa, thợ mộc, huấn luyện chó, kỹ sư máy móc hay người buôn bán đồ cổ.

Nếu câu trả lời phần nhiều là “d” thì bạn nên chọn những nghề mang tính sáng tạo cao như thiết kế thời trang, nhà văn, nhiếp ảnh, ca sĩ, người trang trí nội thất.

Chúc bạn thành công!

Tân sinh viên tìm kiếm việc làm ở đâu?

Với một tân sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường, câu hỏi mà họ muốn tìm lời giải đáp nhiều nhất đó là làm sao có thể tìm một công việc đúng nghề sau khi tốt nghiệp? Thị trường viêc làm trên toàn thế giới có xu hướng  cạnh tranh ngày càng cao, vì thế các nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ tìm kiếm những ứng cử viên là người có những tố chất nổi trội. Vậy làm sao một tân sinh viên có thể trở nên nổi bật hơn so với hàng trăm ứng viên khác cho cùng vị trí đó?

 tân sinh viên

1. CV 

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, có nghĩa là Sơ yếu lý lịch. Tuy vậy, CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình. Mà đó là một tờ quảng cáo bạn tự nói về các kỹ năng, khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc.

CV của bạn chính là công cụ để “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng. Dành thời gian tìm những mẫu đơn xin việc trông chuyên nghiệp và bắt mắt. Bạn cũng nên tránh sử dụng những từ ngữ rập khuôn mà có thể tìm thấy trên tất cả các mẫu đơn xin việc khác. Nhà tuyển dụng phải xem hàng trăm bộ hồ sơ vì thế hãy làm cho CV của mình có điểm nhấn hơn. Các lỗi về ngữ pháp và chính tả sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy sự thiếu chuyên nghiệp và bất cẩn trong hồ sơ của bạn, vì vậy nếu bạn cảm thấy chưa tự tin trong cách viết hãy nhờ ai đó kiểm tra lại.

Hãy nhớ nhấn mạnh vào những thành quả của bản thân. Đừng quên tập trung vào những kĩ năng bạn đã có được từ kinh nghiệm của mình và chúng sẽ giúp ích gì cho công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

tim-viec-sau-tot-nghiep-_-phong-van

2. Phỏng vấn

Đây có lẽ là phần căng thẳng nhất trong cả quá trình ứng tuyển của bạn, cơ hội sẽ cao hơn nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Luôn luôn tìm hiểu thông tin công ty trước khi bạn tham gia phỏng vấn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có ý định nghiêm túc với công việc, rằng bạn sẵn sàng và muốn làm ở công ty này. Việc chuẩn bị tốt cũng làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn và không quá căng thẳng. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn bằng việc hỏi bạn có thắc mắc gì không – đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự chủ động của mình, vì thế sẽ rất tốt nếu bạn chuẩn bị một hoặc hai câu hỏi đơn giản (nên tránh hỏi về lương và ngày nghỉ nhé).

Cố gắng nhắc đến những hoạt động gần đây của công ty. Nếu họ có những bản tin về công ty bạn nên tìm hiểu- nếu họ đăng tải những hoạt động đó, chăc chắn họ cảm thấy rất tự hào về nó và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng nếu bạn biết về những thành tựu của họ.

3. Những kỹ năng hữu ích

Ngoại ngữ luôn là một kĩ năng nổi bật bạn có thể đưa ra trong buổi phỏng vấn. Thông thạo ngọai ngữ sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi giao tiếp và làm việc với những khách hàng nước ngoài. Bạn cũng nên có một vốn tiếng anh nhất định và có bằng cấp chứng chỉ kèm theo. Vì thế hãy đăng ký học ở trung tâm nào có chất lượng và cấp bằng uy tín nhé.

Một típ rất hay đó là hãy năng nổ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hay các dự án liên kết, hợp tác ở trường. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn rất năng động và tất nhiên nó sẽ làm bạn nổi bật hơn các ứng viên chỉ có thành tích học tập. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy bạn vừa có khả năng học tập vừa có khả năng hoạt động nhóm và có kỹ năng xã hội. Hơn nữa, các mối quan hệ trong hoạt động ngoại khoá có thể sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ trong cuộc việc tương lai.

tân sinh viên4. Tìm kiếm việc làm ở đâu?

Trường đại học hoặc cao đẳng thường cập nhật thông tin về việc làm và thông báo cho sinh viên trên bảng thông báo của trường. Bạn có thể tìm kiếm thông tin viêc làm trên các tờ báo hay các trang web việc làm online. Những cơ quan tư vấn việc làm sẽ giúp sinh viên tìm được những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình.

Thông tin đại chúng cũng trở thành một nguồn tin lớn cho các lĩnh vực việc làm. Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia thường có các trang facebook, twitter hay LinkedIn. Giáo viên của bạn tại trường và những tư vấn sinh viên là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn xin những lời khuyên về nghề nghiệp.

Nói chuyện với những người đã ra trường và bạn có thể hình dung được thị trường việc làm và những cơ hội bạn có thể có được.

Chúc bạn thành công!