Category Archives: Career Advice

5 LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA NHÂN SỰ VỀ ĐÀM PHÁN LƯƠNG

Đàm phán lương chưa bao giờ là việc dễ dàng. Một câu trả lời khéo léo sẽ quyết định việc bạn có được mức lương tương xứng với năng lực hay không.

Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Làm vừa lòng kẻ bá quyền nơi công sở: Bạn sẽ điều chỉnh hành vi thiếu chín chắn của sếp như thế nào trong khi vẫn có thể chú trọng vào việc phát triển sự nghiệp của mình”, chuyên gia về việc làm và tuyển dụng Lyn Taylor đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích về vấn đề đàm phán lương.

Khi nhà tuyển dụng hỏi “Mức lương thế nào sẽ khiến bạn hài lòng?” thì bạn phải “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi bạn biết được giá trị của bản thân thì bạn sẽ đạt được mục đích thương lượng tốt nhất.

1. Xác định mức lương mong muốn, nhưng không phải một con số cụ thể

Bạn có thể đưa ra phạm vi thu nhập bạn có thể chấp nhận cho công việc này. Theo Lyn Taylor, khi đàm phán lương hãy luôn thực tế và giữ vững quan điểm của mình. Xác định vị trí của bạn và đưa ra mức lương từ X đến Y mà bạn nghĩ mình xứng đáng.

2. Luôn trung thực

Đừng bao giờ ba hoa về mức lương bạn từng được nhận trong công việc trước hòng nâng giá bản thân. Bạn nên thành thật với nhà tuyển dụng bằng cách đi thẳng vào vấn đề và nói “Lương bổng là một khoản quan trọng, nhưng em cũng đang tìm một điều mới mẻ cho công việc tiếp theo của mình như tiềm năng phát triển ngành nghề hoặc môi trường làm việc tốt, hiệu quả hơn. Anh/chị có thể cho em biết ngân sách dành cho vị trí này để chúng ta bàn bạc tốt hơn ạ”.

3. Có cái nhìn bao quát để đưa ra con số hợp lý

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tiền thưởng, mức hưu trí, khoản phụ cấp, hỗ trợ hay đãi ngộ của công ty với nhân viên. Cần tìm hiểu kỹ càng và đánh giá bao quát tình hình trước khi đưa ra con số cụ thể.

Con số bạn đưa ra cần dựa vào tình hình thực tế và năng lực của chính bạn. Nếu muốn đàm phán lương cao, bạn nên chuẩn bị lí do để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng với con số đó.

Ví dụ: Khi đàm phán lương mà bạn nói “Em đang kiếm được 6 triệu mỗi tháng và em mong muốn sẽ kiếm được 7 triệu với công việc mới”, bạn sẽ chỉ nhận được một cái nhíu mày của nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn giải thích hợp lý rằng người chủ cũ đã trả cho bạn một mức lương chưa tương xứng với năng lực của mình thì có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn.

4. Giữ vững quan điểm

Đừng bao giờ đưa ra một con số và sau đó dễ dàng bị “đánh bại” trước lí lẽ của nhà tuyển dụng khi đàm phán lương. Nếu bạn đã tìm hiểu kỹ thị trường việc làm và chắc chắn bản thân xứng đáng với mức lương đó, hãy giữ vững quan điểm. Có thể bạn sẽ phải nhân nhượng một chút, nhưng đừng để đối phương nghĩ rằng bạn dễ dàng chấp nhận lùi bước.

5. Thỏa thuận thời gian thử việc

Thời gian thử việc rất quan trọng. Có thể nhà tuyển dụng chấp thuận trả mức lương cao cho bạn, nhưng thời gian thử việc bạn sẽ chỉ nhận được 70 – 80% mức lương thỏa thuận. Hãy làm rõ thời gian thử việc và các điều kiện kèm theo khi đàm phán lương. Thông thường các công ty có thời gian thử việc 2 tháng. Bạn nên cân nhắc vì trong nhiều trường hợp, thỏa thuận về thời gian thử việc không rõ ràng dẫn đến tình trạng bạn đi làm mãi mà mức lương không tăng lên như thỏa thuận.

Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia nhân sự Lyn Taylor sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công cuộc đạt đến mức lương mong muốn nhé!

Tác giả: Lyn Taylor

Nguồn: Tri Thức Trẻ

Được thành lập từ năm 2011 bởi ông Hoàng Văn Nam, Headhunt Việt Nam đến nay đang ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn nhân sự đại diện cho ngành Dầu khí, FMCG và Sản xuất tại Việt Nam. Headhunt Việt Nam phục vụ hơn 500 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các công ty đa quốc gia lớn cũng như các công ty hoạt động tại Việt Nam, Đông Nam Á và hơn 1 triệu người tìm việc. 

Đội ngũ của chúng tôi đa dạng các thành viên ở nhiều lĩnh vực, đề cao một môi trường làm việc cởi mở và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Nếu bạn cần một dịch vụ tư vấn nhân sự chuyên nghiệp, hoặc đơn giản bạn muốn tìm cho mình một công việc hấp dẫn, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi tại info@headhuntvietnam.com

LÀM TUYỂN DỤNG – ĐỪNG NGẠI HỌC THÊM

Trong các cuộc phỏng vấn và trao đổi với ứng viên, ngoài những yếu tố về Năng lực (Competence), những đóng góp của ứng viên (Contribution) với công ty, thành tích (Achievement) trong công việc hay kết quả thực hiện công việc (Performance) thì một vài yếu tố mà tôi rất quan tâm đó là khả năng tự học (self-study) và mong muốn phát triển bản thân (self-development).

Năng lực thực hiện công việc hay các thành tích trong các tổ chức khác nhau là rất khác nhau. Năng lực đôi khi không phải là các yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện các công việc trong một tổ chức. Có nhiều trường hợp năng lực rất giỏi nhưng vẫn không có kết quả tốt ở tổ chức khác vì nhiều yếu tố: quy trình làm việc, văn hoá, hay công nghệ… Trong khi đó, thành tích của ứng viên trong tổ chức khác thì đã là quá khứ. Không có một bằng chứng nào xác thực rằng, ứng viên có thành tích tốt ở tổ chức này, cũng sẽ có thành tích tốt ở tổ chức khác. Thành tích và năng lực đó cũng chỉ có thể ở dạng tiềm ẩn (potential) mà thôi.

Tôi có phỏng vấn nhiều ứng viên, phần lớn các bạn mong đợi khá nhiều ở tổ chức mà họ đang muốn ứng tuyển: môi trường sử dụng tiếng Anh, đồng nghiệp thân thiện, sếp hỗ trợ hay có nhiều hoạt động gắn kết nhân viên, phúc lợi tốt…. Những mong muốn này của các bạn không sai, nhưng ở một góc độ nào đó, tại sao mình không tự tạo môi trường cho mình mà phải trông đợi từ tổ chức. Tôi hỏi bạn tại sao tiếng Anh của em chưa tốt hay tin học của em chưa giỏi? Bạn trả lời rằng: đó là lý do tại sao em muốn tìm môi trường làm việc bằng Tiếng Anh để trau dồi thêm và học hỏi thêm. Nhưng sự thật là nếu có môi trường hoàn toàn 100% bằng Tiếng Anh thì chắc gì bạn đã có cơ hội vào làm việc vì bạn đã bị loại ngay từ đầu vì chưa đủ skills cho vị trí này rồi.

Có nhiều bạn làm Tuyển dụng vẫn tự tin rằng em đi học một vài khoá bên ngoài, nghe người này, người kia chỉ vài chiêu là có thể làm tuyển dụng được. Có thể, nếu người đó là cấp trên trực tiếp của bạn hoặc người am hiểu tường tận vấn đề mà bạn đang mắc phải trong mớ bòng bong trong tổ chức của bạn. Ngoài ra, không ai có thể hoàn toàn giúp được bạn thay bản thân bạn cả.

Ví dụ: Một nhân viên Tuyển dụng, khi tuyển một vị trí kế toán, bạn phải có một vài kiến thức nền cơ bản về kế toán, phải phân tích và đo lường được công việc của vị trí đó; quy trình làm việc, phần mềm sử dụng, tiếng anh hay các năng lực khác…Cái nào chưa biết thì bạn ngồi trao đổi và hỏi chi tiết với trưởng bộ phận Kế toán để hiểu rõ hơn. Đồng thời, bạn cũng chia sẻ với trưởng bộ phận để mô tả một cách chi tiết về cách xây dựng mộ tả công việc theo thuật ngữ chuyên môn, chân dung người muốn tuyển, cách thức đánh giá và phỏng vấn ứng viên phù hợp, với năng lực của mình về tuyển dụng: thông tin thị trường lao động, nguồn ứng viên, mức lương, lộ trình thăng tiến hay ở công ty nhất định nào đó, văn hoá team, văn hoá công ty, tính cách cá nhân… ngược lại cho bộ phận kế toán nên tuyển người như thế nào là phù hợp hơn, lâu dài hơn… 

Kiến thức đa dạng giúp đánh giá sự phù hợp của ứng viên

Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào việc bạn đang ở vai trò nào trong quá trình/quy trình tuyển dụng tại tổ chức: người đăng tuyển chuyên nghiệp (copy và paste) lên các job site (website tuyển dụng), mạng xã hội, hay người thu thập thông tin ứng viên theo mẫu, theo form câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại/trực tiếp (face to face) rồi ghi nhận lại để trưởng bộ phận tuyển dụng hay trưởng bộ phận kế toán quyết định ứng viên có đủ điều kiện vào vòng tiếp theo hay không. Thật sự sẽ rất khó nếu bạn không hiểu về mô tả công việc của vị trí kế toán, không đọc được hồ sơ (CV) ứng viên với các thuật ngữ chuyên môn, chưa kể các đặc điểm tổng quan về cá nhân như: tính cách cẩn thận (CV chỉn chu, kỹ lưỡng đến từng dấu chấm phẩy, font chữ phù hợp…), người ham học hỏi (các khoá học chuyên môn khác…), thành tích trong công việc (bao gồm sự thăng tiến…), quy mô công ty, ngành nghề hay khả năng viết và trình bày CV tốt bằng Tiếng Anh…

Đó là chưa kể đến việc chuẩn bị trong suốt quá trình tuyển dụng diễn ra… rồi phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, đàm phán lương, chuẩn bị cho quá trình hội nhập, đánh giá thử việc…. Ứng viên có thể rời đi bất cứ lúc nào nếu chúng ta không hiểu họ, không đáp ứng được nguyện vọng hoặc tư vấn/giải thích cho họ được lý do tại sao họ nên chọn tổ chức mà chúng ta đang làm tuyển dụng. Tất cả, cần một quá trình học, thực hành và rèn luyện để tự trưởng thành thay vì cứ mãi loay hoay rồi tự hỏi tại sao không tuyển được người? Tại sao người giỏi lần lượt đội nón ra đi sau khi tuyển một thời gian ngắn…Và người ta sẽ đổ lỗi cho người làm tuyển dụng vì chọn sai người.

Tương lai luôn bất định và bạn không thể biết trước, việc tuyển dụng cũng sẽ thành công tuỳ thuộc vào việc học hỏi, nâng cấp bản thân của chính bạn. Sẽ đến lúc bạn không còn phải đi gặp ứng viên để phỏng vấn mà có thể phỏng vấn trực tuyến, đánh giá ứng viên bằng AI dựa vào những chỉ số cảm xúc trên gương mặt…Hãy chuẩn bị thật tốt cho công việc và nhất là tuyển dụng vì chi phí tuyển sai người có thể gấp nhiều lần chi phí lương trong 1 năm của người đó.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Bùi Đoàn Chung

#buidoanchung #nghenhansuvietnam #tuyendung #recruitment #recruiter #training

Được thành lập từ năm 2011 bởi ông Hoàng Văn Nam, Headhunt Việt Nam đến nay đang ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn nhân sự đại diện cho ngành Dầu khí, FMCG và Sản xuất tại Việt Nam. Headhunt Việt Nam phục vụ hơn 500 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các công ty đa quốc gia lớn cũng như các công ty hoạt động tại Việt Nam, Đông Nam Á và hơn 1 triệu người tìm việc. 

Đội ngũ của chúng tôi đa dạng các thành viên ở nhiều lĩnh vực, đề cao một môi trường làm việc cởi mở và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Nếu bạn cần một dịch vụ tư vấn nhân sự chuyên nghiệp, hoặc đơn giản bạn muốn tìm cho mình một công việc hấp dẫn, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi tại info@headhuntvietnam.com

When should i quit my job

A PLEASANT QUIT & WHEN SHOULD I QUIT MY JOB? (P.2)

“A Pleasant Quit” & When should I quit my job (PART 1)

PART 2

The next question, When should I quit?

When should someone quit their job? It is very easy to answer in some cases. Just be honest with yourself and have a clear goal of life, you always know when a job is no longer suitable for you. In other cases, It is a hard-answered question. Most people are often dishonest about themselves or have no clear goal.

At first glance, this seems weird. But, just take your eyes around your workplace. I am sure that you will realize, the number of people who really love their work are few. Additional, fewer people have goals. Most of them like to depend on “Fate”

First, this is a consequence of education. It leads to many adults still not knowing what job they love or what their talents are.

Worse, Most people do not take time to ask questions about what they want to do in life. In other words, how they want to live a life. So, they transferred that responsibility to their parents, their relatives, their friends, their boss also.

“Parents wanna me have a stable job”
“My friends love to have a high-end salary”
“Girlfriend wants me to become a manager”
“My boss wants me to learn more”
All of these become the criteria to choose the jobs of many people.

Choosing Criteria

They try to follow those criteria, which will become a nightmare in the future. And then, THEY QUIT.

Many people quit their jobs at the age of over 30, because they realized that they did a job, they did not like. Then, meeting a career crisis when they found the right way to their favorite job. Let’s imagine, you are being an intern at the age of 30.

So, the question “When should I quit my job?” is really an easy question, if you know exactly what you need for yourself. On the other side, it may lead to an incorrect decision.

As someone who sells goods just because the job is easy to be recruited, then he quit because he is scolded by his boss. After that, he goes around the companies and realizes that most of the sales bosses scold the staffs. It is just different in level of scolding.

If you are a seller and can not stand it, do not start selling anything right from the beginning. Many people take years to determine the level of scolding that they can stand.

Of course, as I told you. You choose a job that you do not like. This is the reason why you can quit at any time. It is not closely related to your work environment, your boss, salary, benefits,…

When you do not like something, everything relates to it that will be become a trigger.

When you do not know what you like is, and the employers do not know what you like is.
Yeyyyy! Congratulation! It is a Boom

Boom

If you decide to endure a job that you don’t like or you don’t know if you love it. You must at least identify why you need to endure it. For example, how much money do you need? why do you need that much money? How much money will you make in years?. That’s when you know you should quit.

It is also the moment that employers know you should leave, if they really care about your motivation. But, Let me tell you good news, it is only 3% of employers have the ability to identify motivation through the interview.
I am also wondering, 3% is too much??
The rest of the employers just want (or be forced) to fill the recruitment KPI, so they won’t care about your motivation.

So at the end of this blog, What is the moment you should quit?

From the above sharing, you can easily realize that you should (or need) quit, when:

You don’t have any reasons to endure this job.

Honestly, people do not quit their jobs when they should (or need) to quit. They quit because they want. If you have ever learned to make decisions, you will know that is your mistake in the first step

You do not distinguish what you want and what you really need.

Cre: Cam nang di lam cua cho soi

When should i quit my job

“A PLEASANT QUIT” & WHEN SHOULD I QUIT MY JOB?

After reading the previous blog “8 SIGNS YOU’VE BEEN IN YOUR JOB TOO LONG“, you realized that you are wondering about staying or needing a new job to grow. A lot of questions run around in your head, one of them is:
“WHEN SHOULD I QUIT MY JOB AND HOW TO MAKE A PLEASANT QUIT?”

PART 1

1. DOES ” A PLEASANT QUIT ” EXIST?

The thing that you call “A Pleasant Quit” does not exist in reality.
“A Pleasant Quit” means “When you quit your job, everyone will regret losing a colleague like you”.

Why does it not exist? Because when you quit your job, there is never happen “Everyone feels regretful!”
No matter how you good at work (even if you are the best person in your company). no matter how you good at your relationship with everyone in the company (even you are a person most favorite company).

When you quit, this is what will happen:
– Some people will regret it.
– Some people will feel normal.
– And some people will feel happy.

You understand, right?

It does not depend on who you are, how you are, or which position you are holding. Even if you are a company owner. When you are a very good person, there will be people who do not like that good (for example people are often taken out to compare with you!). Even when you are the most loved person, there will be second favorite people happy when you leave, because now they are ranked first!

So, “A Pleasant Quit” is something that never exists.

2. WHAT WILL HAPPEN WHEN YOU QUIT?

Let me tell you the truth: The fact that “not leaving a bad rumor about me” when quitting, does not really exist…

I remember the day when I left “a quite big position” in a multinational company. Because I felt that I did not want to and could not contribute more, while the salary and benefits were good. Many people were surprised, they do not even believe in “retiring from work because of not feeling contribution”.
For them, just needing adequate wages and benefits. The less work, the more happiness. So they think it is not the reason for my leaving.

From here starts a rumor “He quit because of some discontent with the leaders”. More worrisome, many people began to make a theory, that I quit because of my Boss. “His boss stomped on the spot, so he could not continue to promote, therefore he was dissatisfied”
Even if I am a person who does not care much about the so-called position, that rumor may still exist, even now

So, the definition of “A Pleasant Quit” means not leaving a bad rumor about you, which also does not exist.

3. WHAT IS REALLY “A PLEASANT QUIT”?

“A Pleasant Quit”. For me, it is leaving your job without having any worries.
For employees to not worry about leaving, there are two things you must definitely accomplish:

Talk frankly with your direct boss about the reason for leaving:

Because their direct boss is the reason, for many people.
– If you see that your boss is not good at his expertise, tell them.
– Your boss is not good at management, tell them.
– Hating your boss for any reason, tell them
Of course, you tell them in a polite and straightforward way, before leaving.

You can hear the explanation, or not. You do not need to believe the explanation if you feel it is not honest enough. But at least, you say your reasons and your boss knows your reasons.

Many people do not do this, because they are afraid. They fear their boss will:
– Have bad speech about them when they accept new jobs.
– Block their way back to the old company once the new place does not go well.
You make decisions based on fear, you will never be able to walk comfortably and calmly.

Take a look at it, if it is just because of your boss’s speech, the company does not hire you, there are only two possibilities:
– Firstly, it is that company is hasty when they don’t hear your story, Is this a worth company?
– Secondly, your ability is too bad to convince an employer, so is it the fault of your boss?
You are still scared. No problem, you can not do it. It just does not think about anything nice. Nothing peace comes from fear.

And please note, there is an only one person you need to talk frankly about the real reason you left, that’s your direct boss. Colleagues with the department, the high-level boss, the HR department, etc that is the place you should choose to provide suitable information.
If you can’t tell the truth to Boss in front of them, don’t think about what else to do behind their backs. Just taking a quickly leaving.

The second thing to do, after having a straightforward discussion with your direct boss is:

Having a reasonable time to hand over the work to the team

“A Pleasant Quit” of course includes handing over what you have done to the company. Pay special attention to legal issues in the process of handover such as documents, equipment, money… The handover must be made in writing with the signatures of both parties, and you should keep a copy or take a picture of the handover minutes to avoid future problems.

More importantly, make sure you do the best as you can to help your substitutes (of course, if the company has recruited a substitute before you quit), and do not share with them about why you quit.

TO BE CONTINUED…

Cre: Cam nang di la cua Cho Soi

Kỹ năng mềm trong cuộc sống: những cách để nói lời xin lỗi hoàn hảo

Dùng lời xin lỗi để hàn gắn một mối quan hệ căng thẳng là kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng biết cách xin lỗi hoàn hảo.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2016 mang tên “Negotiation and Conflict Management Research” (tạm dịch: Nghiên cứu về Đàm phán và Quản lý Mâu thuẫn), một lời xin lỗi sẽ thực sự có hiệu quả cần có 6 yếu tố sau:

– Bày tỏ sự hối tiếc

– Giải thích chuyện tồi tệ nào đã xảy ra

– Công nhận trách nhiệm

– Thể hiện sự ăn năn

– Gợi ý giải pháp sửa chữa

– Đề nghị được tha thứ

– Ngỏ ý mong được tha thứ

Nói một lời xin lỗi sao cho người tiếp nhận, người đã bị bạn làm tổn thương, có thể cảm thấy tốt hơn không phải là điều đơn giản.

Tiến sĩ Jennifer Thomas, đồng tác giả của quyển When Sorry Isn’t Enough (tạm dịch: Khi lời xin lỗi không đủ), diễn giả của TED và là chuyên gia tâm lý, đã tiến hành nghiên cứu cùng với tiến sĩ Gary Chapman – tác giả quyển The 5 Love Languages: The Secret to Love That Lasts (tạm dịch: 5 ngôn ngữ tình yêu: Bí quyết để yêu thương dài lâu) và đi đến 5 yếu tố tương tự cần có trong lời xin lỗi: thể hiện sự hối tiếc, chấp nhận chịu trách nhiệm, bù đắp, thể hiện lòng ăn năn một cách thông minh và ngỏ ý mong được tha thứ.

“Những lời xin lỗi cụ thể sẽ khác nhau tùy từng người tiếp nhận, phụ thuộc vào ngôn ngữ bày tỏ sự xin lỗi của cả hai là gì. Vì vậy, tôi đã tìm ra rằng, chẳng hạn, khi nói: “Tôi sai rồi, tôi xin lỗi” thì sẽ chạm đến 77% người tiếp nhận. Nhưng 23% cá nhân khác thì chờ đợi nghe tiếp ba điều còn lại. Đó là lý do chúng ta có 5 yếu tố trên”, Thomas giải thích.

Dù vậy, những lời xin lỗi vẫn cần được soạn riêng cho từng người mà bạn cần xin lỗi. Trong bài viết chia sẻ trên tờ Time, các chuyên gia đã chia sẻ những bí quyết, rút ra từ các nghiên cứu của họ, nhằm giúp bạn soạn được lời xin lỗi phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng nhất trong cuộc sống.

Xin lỗi bạn đời:

“Duy trì kết nối cảm xúc là chìa khoá để duy trì một mối quan hệ tốt lành”, Amy Morin – Chuyên gia trị liệu tâm lý và là tác giả quyển 13 Things Mentally Strong People Don’t Do (tạm dịch: 13 điều mà người vững tâm sẽ không làm) cho biết. “Vì vậy, điều quan trọng cần làm là thể hiện sự hối tiếc và ngỏ ý mong được tha thứ. Điều này đồng nghĩa không bao giờ hướng sự chỉ trích về phía đối phương hay nói những điều như “Anh rất tiếc khi em cảm thấy như vậy”. Thay vào đó, hãy nói “Anh xin lỗi vì đã to tiếng với em”, để cho thấy rằng bạn nhận hoàn toàn trách nhiệm về những hành động của mình”.

Thomas cũng cho biết thêm là bạn cần thể hiện rõ sự chân thành của mình với người bạn đời. “Nếu đó là một mối quan hệ tình cảm yêu thương, điều rất quan trọng chính là sự cam kết của bạn”, cô nói. Để làm điều này, Thomas khuyên bạn áp dụng yếu tố thứ tư trong lời xin lỗi – bày tỏ sự ăn năn – bằng cách giải thích cụ thể cách câu chuyện sẽ tốt hơn thế nào với những cách bạn đề xuất sửa lỗi. Thomas cho biết điều này sẽ để đối phương nhận ra bạn đang nghĩ về tương lai cho cả hai.

Xin lỗi đồng nghiệp

“Tôi nghĩ chìa khoá trong mối quan hệ với đồng nghiệp là tin tưởng”, Thomas nói và nhấn mạnh rằng các đồng nghiệp cần biết bạn sẽ không làm tổn hại đến danh tiếng của họ. Để chuyện xin lỗi được thuận lợi, cô khuyên bạn có thể kết hợp hai yếu tố phổ biến trong ngôn ngữ xin lỗi: 40% đồng nghiệp sẽ muốn nghe nhất từ chúng ta câu “Tôi đã sai”, trong khi 40% đồng nghiệp khác thì muốn nghe nhất câu “tôi xin lỗi”. Bằng cách kết hợp hai yếu tố này, bạn có thể chắc rằng lời xin lỗi của bạn sẽ làm 80% đồng nghiệp cảm thấy dễ chịu.

Giữ câu chuyện ở giữa hai bên liên quan là lời khuyên của Morin. Cụ thể, “hãy cưỡng lại mong muốn kéo người khác vào tình huống mà bạn đang cần phải xin lỗi một đồng nghiệp. Đừng trách móc sếp, công ty hay bất cứ đồng nghiệp, đối tác nào khác vì hành vi của chính bạn. Hãy xây dựng lời xin lỗi trên nền tảng “tự chịu trách nhiệm”, ví dụ “Tôi thực sự đã để cảm xúc kiểm soát mình” khi bạn bày tỏ sự chịu trách nhiệm về hành động của bản thân”.

Xin lỗi một người bạn

“Khi xin lỗi bạn bè, cách ứng xử phù hợp sẽ là đề nghị một giải pháp đền bù cho điều bạn đã làm sai”, Morin nói. Ví dụ nếu bạn đã trót bỏ quên một cuộc hẹn ăn trưa với người bạn nào đó thì lời xin lỗi cần đi cùng với một lời mời cà phê sau đó. “Bạn không thể thay đổi điều bạn đã làm sai, nhưng bạn có thể đề nghị một điều gì đó cho thấy bạn xem trọng mối quan hệ này và bạn đang quan tâm đến những điều có thể làm để cải thiện tình hình”.

Một người bạn sẽ muốn biết bạn có thực sự xem trọng tình bạn với họ hay không.

“Cam kết của bạn với tình bạn là khởi đầu rất tốt khi bạn cần nói lời xin lỗi”, Thomas nói. Lời khuyên của cô cũng tương đồng với gợi ý của Morin rằng bạn cần nhấn mạnh yếu tố sửa lỗi trong mối quan hệ này.

Xin lỗi cha mẹ

Mọi người thường đưa ra ba lý do bào chữa phổ biến sau khi cần xin lỗi ai đó: họ đổ lỗi, đổ thừa và phủ nhận điều họ đã làm, theo nghiên cứu của Thomas.

“Tôi nghĩ mọi người thường phạm phải sai lầm khi xin lỗi cha mẹ của họ. Tôi cho rằng họ cần đưa ra lời xin lỗi từ phía của chính họ”, cô nói. Để làm điều này, cô khuyên điều quan trọng bạn cần để tâm là không đưa bất cứ lý do nào để nguỵ biện cho sai lầm của mình với cha mẹ.

Mọi người đều tìm kiếm sự công nhận, chứ không phải lý do bạn đã làm họ tổn thương. “Cha mẹ của bạn biết bạn không phải là người hoàn hảo và họ nhận thức rất rõ về những nhược điểm của bạn”, Morin bổ sung. “Nhưng điều đó không có nghĩa là sai lầm của bạn cần được lướt qua. Nếu bạn làm ba hoặc mẹ tổn thương, hãy chân thành nhìn nhận hành động đó”. Theo Morin, lời xin lỗi cần được đặt trên nền tảng của sự hối tiếc và mong ước được tha thứ.

“Hãy nói điều gì đó như là ‘Con rất xin lỗi vì con đã không đến trong cuộc họp mặt gia đình như đã hứa. Con biết chuyện con đến có ý nghĩa thế nào với cha mẹ. Mong cha mẹ tha thứ cho lần vắng mặt ấy của con’. Rồi, hãy tập trung vào chuyện bạn sẽ thay đổi thế nào trong tương lai để cho thấy bạn thực sự hối tiếc về điều đã xảy ra”.

Xin lỗi con trẻ

Phải, lời xin lỗi rất có ý nghĩa với các bạn nhỏ, và các bạn ấy muốn nghe điều đó từ người lớn. Đó cũng là một cơ hội để bạn dạy cho con mình về tính trách nhiệm trong tương tác với mọi người xung quanh.

“Thái độ hối tiếc là chìa khoá để trao lời xin lỗi có ý nghĩa với một đứa trẻ”, Morin nói, “Hãy mở lòng để nói những điều như ‘Cha cảm thấy rất buồn khi đã để con thất vọng’, hay ‘Mẹ rất thất vọng khi bản thân lại làm mọi chuyện rối tung lên vậy”. Rồi sau đó, hãy làm rõ cách bạn sẽ làm để cải thiện chuyện tương tự trong tương lai. Con của bạn sẽ học rất nhiều về cuộc sống từ cách bạn xin lỗi chúng. Khi đó, bạn đang là một hình mẫu tốt, một hình mẫu sẵn lòng trách nhiệm về hành động của bản thân trước các con”.

“Nếu bạn xin lỗi con, đầu tiên, tôi sẽ trao cho bạn một ngôi sao khen ngợi vì chuyện xin lỗi con là điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta phải làm”, Thomas nói, “Chúng ta cần phải làm mẫu về cách tỏ bày lời xin lỗi cho các con”.

Trong mối quan hệ này, bạn cần tránh một sai lầm phổ biến, đó chính là mong con sẽ xin lỗi lại. “Lời xin lỗi của bạn cần dừng lại ở phía của bạn, bạn xin lỗi và nếu con không ghi nhận điều đó, thì lời xin lỗi ấy của bạn vẫn còn nguyên giá trị”.

Xin lỗi anh chị em trong gia đình

Khi xin lỗi anh chị em trong nhà, Thomas tin rằng chỉ riêng câu “xin lỗi” đã có thể tạo ra tác động lâu dài. “Câu nói ấy sẽ cho đối phương biết rằng bạn đang không trách móc, nguỵ biện hay chối bỏ điều đã làm – cả ba hành động kia đều là những sai lầm. Lời xin lỗi ấy là điều khởi đầu cho bất kể yếu tố xin lỗi nào bạn muốn thể hiện tiếp theo, hoặc thậm chí là tất cả 5 yếu tố để nhận được sự đồng thuận từ anh chị em trong gia đình”.

Xin lỗi cho thấy sự tôn trọng mà anh chị em trong nhà dành cho nhau. Vì anh chị em là những người cùng nhau lớn lên và có rất nhiều lần từng chỉ trích, phê phán hay làm tổn thương nhau trong quá khứ nên đôi khi mối quan hệ này tạo cho hai bên cảm giác không tôn trọng người còn lại, theo Thomas nhìn nhận.

Lôi lại sai lầm của đối phương trong quá khứ là một hành động rất tệ khi xin lỗi anh chị em của mình, Morin cảnh báo. “Nhắc lại chuyện anh/chị/em ấy đã từng làm bạn tổn thương ra sao là điều chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Hãy chỉ nhìn vào tình huống hiện tại. Cố gắng nói điều gì đó như là ‘anh/chị/em đã phá hỏng mọi thứ. Anh/chị/em không nên nói điều đó về em/anh/chị trước mặt mọi người như thế. Anh/chị/em thực sự rất xin lỗi về hành động đó của mình”.