Category Archives: C.E.O

Vì sao CEO nên “xóa mù” mạng xã hội?

Giáng sinh 2016, CEO dịch vụ đặt phòng, căn hộ Airbnb Brian Chesky đã làm một điều bất thường, đó là dành nhiều giờ trên Twitter để thực hiện một nghiên cứu thị trường, có thể giúp cho các chiến lược của công ty trong năm 2017.

Anh bắt đầu bằng câu hỏi đơn giản: Nếu @Airbnb ra mắt thứ gì đó năm 2017, nó sẽ là gì?

Hàng trăm ý tưởng được gửi đến, từ các sản phẩm dễ hiện thực hóa như bổ sung dịch vụ lau dọn, đặt bữa cho đến nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như giảm tình trạng phân biệt đối xử, quyên góp từ thiện nhiều hơn. Thậm chí, có người còn đề xuất dịch vụ cho thuê trên… Sao Hỏa.

Người dùng Twitter không bỏ lỡ cơ hội đưa ra gợi ý của mình và quan trọng hơn, họ biết rằng suy nghĩ đó đang được lắng nghe, đánh giá bởi người đưa ra quyết định cuối cùng của công ty. Còn phải xem nghiên cứu của Chesky hiệu quả đến đâu, song động thái có lẽ đã làm cho lòng trung thành với nhãn hiệu tăng lên.

Câu chuyện này dạy cho chúng ta bài học CEO dùng mạng xã hội để củng cố nhận thức nhãn hiệu đối với công chúng như thế nào, nó đồng thời truyền tải thông điệp mạnh mẽ rằng các lãnh đạo biết giao tiếp tốt trên mạng xã hội bộc lộ nhiều ưu điểm, khiến họ trở thành người cầm quân tốt hơn.

Trong nghiên cứu High Resolution Leadership của DDI, kỹ năng lãnh đạo của 250 ứng cử viên được phân tích và đối chiếu với hoạt động của họ trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy, so với những người đồng cấp không tích cực trên mạng, các ứng cử viên còn lại: tốt hơn 89% trong việc trao quyền cho người khác; tốt hơn 52% trong thuyết phục; 46% có ảnh hưởng hơn; 36% nuôi dưỡng mạng lưới tốt hơn; 19% đam mê hơn và 16% ra quyết định tốt hơn.

Hình bản quyền bởi StockUnlimited.

Ngoài việc cho thấy hành vi lãnh đạo mạnh mẽ, các ứng cử viên CEO mạng xã hội cũng có các điểm tương đồng về tính cách để đưa ra phán xét tốt hơn. Không ngạc nhiên khi họ có tính xã hội cao hơn và tương tác với người khác nhiều hơn. Họ cũng ít tranh cãi, ít né tránh, có khuynh hướng hành động hơn. Họ không cố trở nên hoàn hảo, tránh được các sai lầm nhỏ trong quản lý hoặc chỉ trích người khác quá đáng. Tuy nhiên, nhược điểm là họ có xu hướng tìm kiếm sự chú ý hơn người khác, tức là yêu cầu phản hồi nhiều hơn.

Bất chấp mối liên hệ tích cực giữa lãnh đạo và hiện diện trên mạng xã hội, các CEO ngày nay còn khá e dè với mạng xã hội. Trong phân tích 100 CEO có năng lực nhất của Harvard Business Review, ngay cả tiêu chí thấp nhất để được cho là “có tính chất xã hội” là có ít nhất một bức ảnh đại diện và kết nối trên LinkedIn và/hoặc Twitter, kết quả khá thất vọng: chỉ 20% CEO làm được.

Trong số này, 18 dùng LinkedIn, 7 dùng Twitter và chỉ có 4 dùng cả 2 nền tảng. Tương tự, các nhà nghiên cứu của Đại học Bắc Calirona cho hay, chỉ có khoảng 8% đang dùng Twitter và khoảng 70% chủ động cập nhật.

Trong tương lai, mạng xã hội sẽ là lĩnh vực quyền lực, giúp các công ty xác định được CEO nào đã chuẩn bị kỹ càng để điều hành doanh nghiệp.

Du Lam / CNBC
* Nguồn: ICT News

Các tỷ phú dậy sớm rồi làm gì nữa để thành công?

Một khởi đầu ngày mới lành mạnh sẽ giúp bạn có nhiều hứng khởi hơn trong suốt một ngày dài.

Bạn ngưỡng mộ Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Oprah Winfrey? Nếu câu trả lời là có, tại sao không “bắt chước” một số thói quen tốt của họ, ví dụ như những thói quen vào ngay buổi sáng sau khi thức dậy.

Thực tế, nhiều người thành công đều cùng có một điểm chung là họ yêu thích những buổi sáng và tận hưởng nó theo cách có thể giúp tối đa năng lượng cho cả một ngày dài.

Nữ doanh nhân quyền lực nhất Trung Quốc: Thành công trả giá bằng cô đơn

Để trở thành nữ doanh nhân thành công nhất Trung Quốc như ngày hôm nay, “bà đầm thép” Dong Mingzhu của Gree Electric trả giá bằng sự cô đơn.

CNBC ngày 7/2 đưa tin, trong bảng xếp hạng hàng năm của tạp chí Forbex xếp hạng 100 nữ doanh nhân hàng đầu của Trung Quốc, “bà đầm thép” Dong Mingzhu, Chủ tịch và là Giám đốc của công ty thiết bị điện gia dụng Gree Electric Appliances, là người phụ nữ thành công nhất.

Tuy nhiên, con đường đến thành công của bà không hề dễ bước. Chồng bà Mingzhu qua đời khi con trai họ mới chỉ hai tuổi. Bà chưa bao giờ tái hôn. Giờ đây, ở tuổi 63, bà đã không còn màng đến chuyện cân bằng công việc và cuộc sống. “Gree là cuộc sống của tôi” bà Mingzhu nói.

Tại Hội nghị Sản xuất Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái, bà Mingzhu kể, năm 1994, bà gia nhập Gree Elecric làm nhân viên kinh doanh, mang theo con trong các chuyến bán hàng.

Sự quyết tâm và tinh thần làm việc quyết liệt giục bà phá vỡ các kỷ lục bán hàng của công ty. Bà Mingzhu thăng tiến và nắm vị trí dẫn đầu của công ty vào tháng 5/2012.

Trong cuộc phỏng vấn với China News Network hồi năm ngoái, bà cho biết trong 26 năm làm việc tại Gree Electric, bà chưa bao giờ sử dụng một ngày nghỉ theo quy định hàng năm của công ty này.

Gree Electric là một công ty thiết bị gia dụng có trụ sở ở thành phố Chu Hải, Trung Quốc với 78.000 nhân viên. Trong thời gian bà Mingzhu nắm quyền quản lý, giá của cổ phiếu công ty đã tăng hơn gấp đôi.

Khi bà nắm quyền cao nhất tháng 5/2012, một cổ phiếu Gree Electric có giá 1,66 USD. Gần đây, một cổ phiếu Gree Electric có giá 3,65 USD. Giá trị vốn hóa thị trường của Gree Electric được công bố là 22 tỷ USD.

Để có được thành công này, bà Mingzhu phải trả giá không nhỏ. Tại hội nghị hồi tháng 12, bà cho biết không có nhiều thời gian dành cho gia đình, bà chưa từng có thời gian dự bất kỳ lễ tốt nghiệp nào của cậu con trai. “Con trai tôi học xong mầm non đến đại học… tôi chưa từng đến trường của con một lần”, bà Mingzhu nói.

Quyền lực đi với trách nhiệm và sự hy sinh. Trong trường hợp của bà, đó là các mối quan hệ. “Tôi không có bạn bè bởi vì tôi không thể có bạn bè. Điều này rất cô đơn”.

Cựu chủ tịch Daewoo: “Hội chứng vừa đủ” khiến bạn hiển nhiên thất bại

Có 3 loại đại diện công ty tại cảng: Loại thứ nhất thường bị thua cuộc. Loại thứ hai thua cuộc một hay hai lần trong tổng số 10 lần. Và loại thứ ba thì luôn luôn thành công. Lý do 2 loại đầu thua cuộc là bởi họ mắc phải “hội chứng vừa đủ”, cho rằng mình làm như vậy là đủ rồi, nhưng thường là thất bại…

Có rất nhiều người mắc phải “hội chứng vừa đủ”. Họ làm một lượng công việc chừng mực, và có một thời lượng giải trí vừa đủ.

Những người nỗ lực hết sức mình không bao giờ có biểu hiện của hội chứng vừa đủ này, khi làm bất cứ việc gì họ cũng không bao giờ phí phạm thời gian. Vừa đủ không tốt chút nào cho những người cố gắng hết sức mình.

“Từ khi bắt đầu kinh doanh, tôi không bao giờ chịu được kiểu “hội chứng vừa đủ” ở công nhân. Nó không mang lại cái gì cho cá nhân cũng như cho xã hội”, ông Kim Woo Choong – cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, người được coi như huyền thoại kinh doanh tại Hàn Quốc tâm sự trong cuốn hồi ký của mình.

“Làm thế là đủ rồi” và những kẻ thất bại

Vào năm 1967, khi Daewoo mới được thành lập, hầu như mọi sản phẩm xuất khẩu vẫn còn được chuyên chở bằng tàu. Kỹ nghệ chuyên chở lúc ấy không phát triển cho lắm, đồng thời kéo theo sự cạnh tranh gay gắt để xếp được hàng lên tàu rồi chở đi.

Nếu không giành được tàu đúng lúc, Daewoo phải chờ ít nhất là một tuần mới có chuyến khác và mọi nỗ lực sản xuất căng thẳng trước đó cho kịp thời gian giao hàng đều về con số 0.

Toàn bộ tài sản của công ty phụ thuộc vào việc có giành được tàu hay không, vì vậy áp lực và trách nhiệm của các đại diện tại bến cảng vô cùng quan trọng. Thậm chí, có trường hợp hàng một công ty đã bốc lên tàu rồi và sau khi người đại diện trở về mãn nguyện thì hàng bị dỡ xuống và thay thế bởi hàng của công ty khác.

Theo quan sát của ông Kim, điều thú vị là có 3 loại đại diện công ty tại cảng.

Loại thứ nhất cảm thấy rằng đi về sau khi xác nhận là hàng công ty mình đã tới bến tàu thì cũng đủ tốt rồi.

Loại thứ hai muốn là hàng tới bến cảng và ở lại cho tới khi người ta bốc hàng.

Loại thứ ba ở lại để xác nhận là tàu đã nhổ neo đi.

Và ông nghiệm ra rằng: Loại đại diện thứ nhất thường bị thua cuộc. Loại thứ hai thua cuộc một hay hai lần trong tổng số 10 lần. Và loại thứ ba thì luôn luôn thành công.

“Hai loại đại diện đầu chỉ làm điều họ nghĩ rằng đủ tốt vào những lúc ấy, nhưng thường là thất bại. Tôi ra lệnh cho đại diện công ty ở lại bến cảng cho đến khi thực sự tàu đã vượt quá tầm chân trời. Đó mới gọi là hoàn tất xong sản phẩm. Kết quả là chúng tôi không hề bị chuyến hàng nào tắc tại bến cảng và luôn giao hàng đúng hẹn”, ông Kim kể.

Từ những trải nghiệm của bản thân, dẫu làm gì vị cựu Chủ tịch này cũng muốn làm cho hoàn hảo, và ông cho biết đó là chìa khoá dẫn tới thành công. Ông cũng đã truyền nguyên tắc làm việc tới mức hoàn hảo này cho nhân viên, yêu cầu là nguyên tắc phải áp dụng cho mọi điều chứ không phải chỉ cho sản phẩm.

“Tôi hy vọng lớp trẻ ngày nay sẽ đắm mình vào những hoạt động mang tính sáng tạo và nổi bật chứ đừng chỉ học “vừa đủ” và làm theo một số đông người khác. Hãy chọn những gì đúng cho bạn, những khả năng cơ bản và dành cho những việc đó với tất cả nỗ lực của mình”.

“Chỉ lúc đó, mồ hôi của những nỗ lực ngày hôm qua mới tiếp tục đưa lại kết quả cho ngày mai. Dù đang học hoặc đang kiếm sống thì khái niệm ‘Vừa đủ không bao giờ là vừa đủ cho bạn cả’”, huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc nay đã 81 tuổi khuyên nhủ.

Từ giấc ngủ trưa đến sự trì trệ của một nền kinh tế

Cách đây chừng 3 năm, FPT từng vấp phải sự phản đối của nhiều người khi cấm nhân viên ngủ trưa. Ông Đỗ Cao Bảo – Phó Tổng Giám đốc CTCP FPT, lúc bấy giờ là Chủ tịch HĐQT FPT IS – đã giải thích rằng: Việc cấm cán bộ nhân viên FPT ngủ trưa tại khu làm việc là vì sự nghiệp toàn cầu hóa.

“Các đối tác đã chân tình khuyên chúng ta muốn lấy được hợp đồng của họ, muốn vượt lên so với Ấn Độ và Trung Quốc thì nên bỏ thói quen ngủ trưa”, ông Bảo giãi bày.

Tư duy này khá trùng hợp với suy nghĩ của huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc – ông Kim Woo Choong, cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo.

Trong cuốn hồi ký của mình, ông chia sẻ: Mỗi khi du lịch sang Châu Âu, ông nhận thấy những miền ở Bắc nước Pháp, có nền kinh tế trù phú trong khi những miền ở phía Nam lại có nền kinh tế khá yếu kém.

“Có lẽ không có sự giải thích mang tính khoa học cho sự khác biệt này. Nhưng theo ý kiến của bản thân tôi, sự khác biệt đó có thể giải thích vì giấc ngủ trưa”, ông Kim nói.

Ở miền dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, dân thành thị và nông thôn đều có tập quán ngủ trưa trong một hay hai tiếng sau bữa cơm trưa.

“Tôi không hiểu nổi làm sao người ta có thể ngủ vào thời điểm quan trọng như thế. Mọi công nhân đều ngủ trưa, họ ra khỏi xưởng cùng giờ và phần lớn các cửa hiệu đóng cửa trước 8 giờ. Khi cả xã hội đều như vậy sẽ dẫn tới sự mất mát giờ lao động rất nghiêm trọng”.

“Vì vậy, tôi nghĩ rằng ngủ trong ngày là điều mà chúng ta cần phải suy xét lại”, ông Kim chia sẻ.

Và ở miền có thói quen ngủ trưa ấy, có một vẻ chậm chạp dường như ăn sâu vào trong hành động và tinh thần của những người dân nơi này. Ở một mức độ nào đấy, điều này có thể hiểu như là một đặc tính cá nhân hay của một vùng, nhưng với cựu Chủ tịch Daewoo, ông coi đó như là một “hội chứng vừa đủ”, nghĩa là làm một lượng công việc chừng mực và có một thời lượng giải trí vừa đủ.

CEO Snapchat – tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Sinh ra trong gia đình thượng lưu, Evan Spiegel là nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Snapchat từ khi học đại học và hiện sở hữu tài sản 2,1 tỷ USD, theo Business Insider.

Evan Spiegel lớn lên Pacific Palisades, ở phía đông Malibu, Los Angeles. Cha mẹ của anh là luật sư từng học trường thuộc nhóm Ivy League. Hai người ly hôn khi anh học cấp ba. Ảnh: Shutterstock.

Năm 16 tuổi, Evan đã có bằng lái xe và được mua cho một chiếc Cadillac Escalade. Ảnh: Shutterstock.

Evan theo học trường tư đắt tiền Crossroads tại Santa Monica với giá hàng chục nghìn USD mỗi năm. Một số người nổi tiếng cũng từng theo học trường này gồm nhà đồng sáng lập Tinder, Sean Rad, Kate Hudson, Jonah Hill, Jack Black và Gwyneth Paltrow. Ảnh: Iamnotastalker.com.

Khi là thực tập sinh marketing tại Red Bull, Evan muốn có một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hơn để lái vòng quanh thành phố. Trong một lá thư gửi bố mẹ vào năm 2008, Evan hỏi thuê chiếc BMW 550i (chiếc xe có giá bán lẻ 75.000 USD). “Xe hơi mang lại cho con niềm vui tuyệt đối”, anh chia sẻ. “Con thực sự cảm kích nếu bố mẹ công nhận những nỗ lực của con bằng việc cho con thuê chiếc BMW”. Ảnh: Flickr.

Gia đình Spiegel là thành viên của nhiều câu lạc bộ độc quyền dành riêng cho giới thượng lưu như Jonathan Club tại Santa Monica và La Jolla Beach & Tennis Club. Họ thường tới châu Âu du lịch, thuê quản gia toàn thời gian, và thậm chí bay tới Canada bằng trực thăng để trượt tuyết. Ảnh: Shutterstock.

Evan theo học ngành thiết kế sản phẩm tại đại học Stanford (trường cha anh từng học). Tại đây, anh gặp Reggie Brown và Bobby Murphy, sau này cùng nhau thành lập Snapchat. Ảnh: LA County Superior Court (từ trái qua phải: Reggie Brown, Bobby Murphy, Evan Spiegel).

“Chúng tôi không hay ho”, Murphy sau này chia sẻ với Forbes, “vì vậy chúng tôi cố gắng tạo ra những thứ hay ho”. Ảnh: Snapchat.

Khi còn học tại Stanford, một người bạn của gia đình cho Evan dự lớp học về doanh nhân và vốn dành cho sinh viên đã tốt nghiệp. Tại đây, Evan được nghe các bài thuyết giảng của những người nổi tiếng trong giới công nghệ CEO Google Eric Schmidt và nhà đồng sáng lập YouTube, Chad Hurley. Ảnh: Twitter.

Evan quen biết với nhà sáng lập Intuit, Scott Cook sau một bài giảng tại lớp. Sau đó, Cook cho anh làm việc trong dự án sản phẩm Intuit dự định tung ra tại thị trường Ấn Độ. Ảnh: Intuit.

Khi chỉ còn vài môn nữa là tốt nghiệp, Evan bỏ học để dành thời gian cho Snapchat. Năm 2012, bộ ba đã phát triển ứng dụng nhắn tin Snapchat (tên gọi ban đầu Picaboo), đặt văn phòng tại nhà của cha Evan ở Palisades. Ảnh: Shutterstock.

Dù sau này Snapchat chuyển văn phòng tới Venice, Los Angeles, Evan vẫn sống tại nhà của cha trong nhiều năm, một phần bởi “giá thuê rẻ”. Ảnh: Glassdoor.

Tháng 11/2014, Evan rời khỏi nhà cha và mua căn nhà 3 phòng ngủ ở Brentwood với giá 3,3 triệu USD. Ảnh: Reuters.

Năm 2013, Evan từ chối đề nghị mua lại Snapchat với giá 3 tỷ USD từ Mark Zuckerberg, CEO Facebook. Không lâu sau vụ từ chối này, Facebook cố gắng nhái lại Snapchat với ứng dụng Poke nhưng thất bại. Ảnh: Flickr.

Khi số lượng người dùng và giá trị của Snapchat tăng lên, Evan nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới công nghệ và truyền thông. Trong hình là Evan chụp với George Lucas và Shane Smith tháng 10/2014. Ảnh: Getty Images.

Sau khi Snapchat hoàn thành vòng huy động vốn lớn vào tháng 6/2016, Evan đã mua cho mình một chiếc Ferrari. Ảnh: Tech Insider.

Evan có mối quan hệ tình cảm với nữ hoàng nhạc đồng quê Taylor Swift trong một thời gian ngắn. Hai người gặp nhau trong bữa tiệc năm mới tháng 12/2013. Ảnh: Getty Images.

Evan có quan tâm tới ngành công nghiệp âm nhạc. CEO của Sony Entertainment, Michael Lynton, là thành viên ban quản trị của Snapchat. Anh được cho là có ý định mua lại hãng thu âm Big Machine do Taylor Swift làm đại diện. Ảnh: Getty Images.

Mùa hè năm 2015, Evan hẹn hò với siêu mẫu Miranda Kerr. Họ gặp nhau lần đầu trong một bữa tiệc của Louis Vuitton tại New York. Ảnh: Getty Images.

Tháng 5/2016, cặp đôi mua căn nhà rộng gần 700 m2 từng thuộc sở hữu của Harrison Ford với giá 12 triệu USD. Ảnh: Zillow.

Chỉ sau đó 2 tháng, cặp đôi quyền lực tuyên bố đính hôn. Ảnh: AP Images.

Evan là CEO quan tâm tới thời trang hơn nhiều so với những người đồng cấp trong giới công nghệ. Anh xuất hiện trên bìa tạp chí Vogue Italy số tháng 10/2015. Ảnh: Vogue Italy.

Evan có rất nhiều thú vui. Anh yêu thích lái trực thăng và đã có bằng, hứng thú với việc cắm hoa. Chiếc áo yêu thích của anh là chiếc cổ chữ V James Perse có giá 60 USD. Ảnh: Reuters.

Tháng 09/2016, Evan đổi tên Snapchat thành Snap Inc. và gọi đây là “công ty máy ảnh”. Snap Inc. cũng cho ra mắt loại kính râm hỗ trợ chụp ảnh Spectacles. Ảnh: Snapchat/YouTube.

Evan Spiegel đề cao tính bảo mật của công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân. Thậm chí nhân viên của Snap cũng không được biết về các sản phẩm mà công ty đang phát triển cho tới khi chúng được công bố. Ảnh: Reuters.

Anh thường xuyên di chuyển trong xe hơi màu đen và có vệ sĩ đi cùng. Ảnh: Getty Images.

Khi Snapchat mua lại công ty khởi nghiệp Vergence Labs để phát triển Spectacles, nhân viên của Vergence Labs thậm chí không biết mình đang làm việc cho Evan, cho tới khi thương vụ này bị rò rỉ trên mạng. Ảnh: Hollis Johnson.

Evan Spiegel được coi là một thiên tài về sản phẩm. Anh luôn biết giới trẻ muốn gì. Ảnh: Getty Images.

Evan là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes trong 2 năm qua, với tài sản 2,1 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.

Snapchat đang chuẩn bị IPO năm 2017 với giá trị ước tính 20 tỷ USD. Đồng nghiệp và giới đầu tư ví anh như Mark Zuckerberg và Steve Jobs. Ảnh: AP Photo.