Vì sao CEO nên “xóa mù” mạng xã hội?

Giáng sinh 2016, CEO dịch vụ đặt phòng, căn hộ Airbnb Brian Chesky đã làm một điều bất thường, đó là dành nhiều giờ trên Twitter để thực hiện một nghiên cứu thị trường, có thể giúp cho các chiến lược của công ty trong năm 2017.

Anh bắt đầu bằng câu hỏi đơn giản: Nếu @Airbnb ra mắt thứ gì đó năm 2017, nó sẽ là gì?

Hàng trăm ý tưởng được gửi đến, từ các sản phẩm dễ hiện thực hóa như bổ sung dịch vụ lau dọn, đặt bữa cho đến nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như giảm tình trạng phân biệt đối xử, quyên góp từ thiện nhiều hơn. Thậm chí, có người còn đề xuất dịch vụ cho thuê trên… Sao Hỏa.

Người dùng Twitter không bỏ lỡ cơ hội đưa ra gợi ý của mình và quan trọng hơn, họ biết rằng suy nghĩ đó đang được lắng nghe, đánh giá bởi người đưa ra quyết định cuối cùng của công ty. Còn phải xem nghiên cứu của Chesky hiệu quả đến đâu, song động thái có lẽ đã làm cho lòng trung thành với nhãn hiệu tăng lên.

Câu chuyện này dạy cho chúng ta bài học CEO dùng mạng xã hội để củng cố nhận thức nhãn hiệu đối với công chúng như thế nào, nó đồng thời truyền tải thông điệp mạnh mẽ rằng các lãnh đạo biết giao tiếp tốt trên mạng xã hội bộc lộ nhiều ưu điểm, khiến họ trở thành người cầm quân tốt hơn.

Trong nghiên cứu High Resolution Leadership của DDI, kỹ năng lãnh đạo của 250 ứng cử viên được phân tích và đối chiếu với hoạt động của họ trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy, so với những người đồng cấp không tích cực trên mạng, các ứng cử viên còn lại: tốt hơn 89% trong việc trao quyền cho người khác; tốt hơn 52% trong thuyết phục; 46% có ảnh hưởng hơn; 36% nuôi dưỡng mạng lưới tốt hơn; 19% đam mê hơn và 16% ra quyết định tốt hơn.

Hình bản quyền bởi StockUnlimited.

Ngoài việc cho thấy hành vi lãnh đạo mạnh mẽ, các ứng cử viên CEO mạng xã hội cũng có các điểm tương đồng về tính cách để đưa ra phán xét tốt hơn. Không ngạc nhiên khi họ có tính xã hội cao hơn và tương tác với người khác nhiều hơn. Họ cũng ít tranh cãi, ít né tránh, có khuynh hướng hành động hơn. Họ không cố trở nên hoàn hảo, tránh được các sai lầm nhỏ trong quản lý hoặc chỉ trích người khác quá đáng. Tuy nhiên, nhược điểm là họ có xu hướng tìm kiếm sự chú ý hơn người khác, tức là yêu cầu phản hồi nhiều hơn.

Bất chấp mối liên hệ tích cực giữa lãnh đạo và hiện diện trên mạng xã hội, các CEO ngày nay còn khá e dè với mạng xã hội. Trong phân tích 100 CEO có năng lực nhất của Harvard Business Review, ngay cả tiêu chí thấp nhất để được cho là “có tính chất xã hội” là có ít nhất một bức ảnh đại diện và kết nối trên LinkedIn và/hoặc Twitter, kết quả khá thất vọng: chỉ 20% CEO làm được.

Trong số này, 18 dùng LinkedIn, 7 dùng Twitter và chỉ có 4 dùng cả 2 nền tảng. Tương tự, các nhà nghiên cứu của Đại học Bắc Calirona cho hay, chỉ có khoảng 8% đang dùng Twitter và khoảng 70% chủ động cập nhật.

Trong tương lai, mạng xã hội sẽ là lĩnh vực quyền lực, giúp các công ty xác định được CEO nào đã chuẩn bị kỹ càng để điều hành doanh nghiệp.

Du Lam / CNBC
* Nguồn: ICT News

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.