Category Archives: Advice for employers

Pieces of advice for start-up about Human Resource management

Issues

Human resource management is an important functional activity that has a great impact on the success or failure of businesses, especially start-up businesses.

However, start-up businesses with limited resources, especially the limitation of financial resources, are not really interested in human resource management

In this article, the author will discuss some important issues that entrepreneurs should be noted during the start-up period.

Human Resources Management is one of the biggest issues of start-up

1. Human resource management based on personal experience and subjectivity

In the early start-up years, business owners often focus on technology and market. Business owners in the start-up phase must simultaneously take care of multiple tasks from strategic issues to technology, market, finance, accounting, personnel, etc.

This process suitable for the requirements of fast, flexible, low-cost, appropriate handling of problems with organizational structure and uncompleted personnel.

But in return, in the start-up phase, the enterprise management capacity of the business owner is considered as a too tight shirt compared with the goal and development ambition of the business owner himself. Therefore, a lot of business problems arise and it’s hard to breakthrough or have a systematic solution because business owners face difficulties in making decisions.

Many startups manage their employees by personal experience and subjectivity

The most remarkable thing here is that very few business owner recognize the limitations of them-self and take action to solve it like learning, hiring expert, etc.

If the business owner overcomes himself to learning and has a reasonable solution to complement his own limitations on human resource management, the success probability of the business will be much higher. Because after all, all the causes of business failure also come from the lack of qualified personnel to run and drive businesses with lead to unadaptable to market changes.

Startups prevent to overcome the safe zone to study about human resources will soon fall

2. Unclear in roles and weak in manage conflicts between co-founders

Many people choose to start a business together. Group start-ups help business owners deploy ideas, promote each other’s strengths, mobilize resources and share risks. According to “Startup Insider”, most successful private enterprises have a starting point from a start-up group.

But everything has the other side of the coin. Risk comes from conflicts between co-founders because of differences in views, disputes about benefits and failure to manage changes in decision-making methods appropriate to development period.

Unclear in role will lead to conflict

In the beginning, when things were difficult, co-founders were quite united and bite the bullet together; but when the business is prosperous, having good financial results is also the time when conflicts arise. Many co-founders have to part ways in the early years because of personal conflict in executive management.

This problem comes from the basic reason is that the management system is not running well. Co-founders not assigned roles and clear agreement with each other to management. The management process does not change from “instinct” to the “system”.

The management system not running well will cause company serious damage in long-term

This issue requires co-founders to agree with each other right from the beginning days when starting a business about management method to prepare for future periods. Because when businesses go into orbit, the company needs to have a leader who has ability and capable of making decisions.

3. Lack of solutions to retain talents

The reason usually given is that the start-up period is lack of resources, especially with finance, so it’s difficult to attract talents. Therefore, enterprises tend to hire and use manpower with low salary, and with capacity sometimes not meet the requirements.

This is a big mistake for ambitious start-ups want to have fast growth due to innovation, and want to attract investors.

Attracting talents is one key point for a successful start-up. There are two elements that impact the ability to attract talents:

  • Owner do not have capacity to use talents:

When working with an expert employee, owner easily loses their vision and cannot control the talent. Moreover, lack of HR management skill can also make personnel to discouraged with their job and soon will lead to giving up.

  • The attractiveness of the start-up idea:

When the start-up idea is clear and has a high potential to succeed, this is the key to attract talents. In opposite, if you are not sure about your vision and future, candidates will feel not stable and hard to attract talents to become your companion.

Retain talents and they will cover you in storming days

There are diversity solutions for this issue, most start-up use company’s stock to attract talent employee to join them in running business. With creative or technology start-up, the company’s value after 5 years may multiply a thousand or million times the present value.

Another regular solution is to hire or collaboration with experts. This will help start-up to use the expert skills and knowledge with a very low fee. Vision and passion of startups also receive assistance and support from experts.

4. Lack of invest in system and building corporate culture

Due to the size of small businesses, many businesses do not focus on recruiting specialized personnel to manage human resources; as well as lack of attention to standardization of processes and human resource management systems.

Invest in your system and company’s culture from the beginning, and you will never regret about that

Inadequately focused activities include recruitment, assessment regulations, application of KPI systems, wages and benefits, labour regulations and corporate culture … Due to lack of systematic, works are handled much according to the affair and affection.

In particular, common problems arise in terms of employment contracts, job vacancies, intellectual property violations, loss of business secrets due to employee quit. On the other hand, company culture is also a strong weapon to keep talents by your side.

5. Loss the control of the business due to lack of understanding of corporate governance

Enterprises in the start-up period have a large growth and high investment demand. The main capital mobilization solution of enterprises in the start-up phase is by calls for funding to increase capital and expand owners.

However, many business owners refuse to develop and accept strategic investors because of the risk of losing control of the business. In contrast, many business owners chose wrong strategic investors, so they quickly have to transfer control of their own business, losing their “spiritual children”.

Be smart for not become a sheep and losing your spiritual children, cause the world out there is full of wolves.

The solution is that business owners need to consult from legal, human resource experts, and study about corporate governance.

There are many possible solutions. First of all, you need to choose the right investor.

The right strategic investor often does not require control of business management because they respect the holder of the business idea and believe that only when this person continues to run the business than the business can succeed.

And finally, there are many forms of investment contracts to attract more shareholders to contribute to capital. Shareholders enjoy preferential dividends, but still, can maintain voting and veto rights.

Cre: vceo.vn

Nhiệm kỳ chớp nhoáng của CEO

Vì sao các CEO mới nhậm chức thường ra đi trong ê chề?

Gần 50% CEO cho biết vai trò CEO là trách nhiệm “mà họ không hề trông đợi trước đó”. Đó là kết quả rút ra từ các cuộc phỏng vấn 20 cựu CEO và CEO đương nhiệm của các công ty đại chúng lớn trong đó có Bupa, Husky Energy, Standard Chartered, ATCO và Lloyds Banking Group, do các nhà nghiên cứu Harvard Business Review thực hiện gần đây. Mục tiêu là nhằm nhận diện một số thách thức và những phương pháp có thể giúp CEO làm tốt vai trò mới.

Những CEO có nhiệm kỳ rất ngắn cho đến những nhà lãnh đạo thành công đều thừa nhận có sự khác biệt lớn giữa những gì tưởng tượng và hiện thực phũ phàng khi đứng ở vị trí CEO. Điều này có thể là lý do vì sao nhiệm kỳ trung bình của CEO tại các doanh nghiệp S&P 500 chỉ là 5 năm vào cuối năm 2017, giảm từ mức 6 năm của năm 2013. Trong suốt giai đoạn 5 năm đó, có hơn 280 CEO trong S&P 500 đã ra đi.


Hầu hết các CEO cho biết quá trình chuyển giao là thách thức rất lớn, thậm chí đối với những nhà lãnh đạo gạo cội. Theo họ, có nhiều yếu tố các CEO mới cần cân nhắc: quản lý hiệu quả năng lượng và thời gian, thiết lập một khung rõ ràng cho việc quản lý mối quan hệ với hội đồng quản trị và các cổ đông bên ngoài và đảm bảo rằng thông tin truyền tải trong và ngoài tổ chức là chính xác, không bất nhất.

Quản lý năng lượng

“Bị sức ép về thời gian là một chuyện nhưng quan trọng là quản lý năng lượng của bản thân. Tôi nhận thức rất rõ mình đang phân bổ năng lượng của mình như thế nào, vào đâu, lấy lại năng lượng ra sao, điều gì khiến mình mất năng lượng”,

StuartFletcher,cựuCEOBupa,chobiết.

Lấy ví dụ, tất cả các CEO đều dành nhiều thời gian xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn kết với hội đồng quản trị. Nhiều CEO nhận ra rằng xem các thành viên ban quản trị như một nguồn cố vấn và cung cấp thông tin sâu, thay vì một nghĩa vụ đã giúp họ biến trải nghiệm làm việc với ban quản trị từ một nguồn lấy đi năng lượng thành một nguồn cung cấp năng lượng. “Điều đó cho tôi cảm giác như có nhiều người ủng hộ mình”, một CEO cho biết.

Đối với hầu hết các CEO, một yếu tố khác giúp họ quản lý tốt thời gian và năng lượng là sớm lập một đội ngũ điều hành cấp cao có năng lực. Nhiều CEO tiếc nuối cho biết họ ước gì đã sắp xếp, bổ nhiệm người vào các vị trí quan trọng ngay từ đầu. “Tôi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhảy vào nhiều vai trò khác nhau trong khi đáng lẽ tôi nên tuyển dụng những người mới có năng lực để hỗ trợ mình”, Paul Foster, CEO của Sellafield, nói.

Quản lý các mối quan hệ trong, ngoài

Các CEO nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin và gắn kết với các cổ đông, theo đó ưu tiên tập trung vào thành viên hội đồng quản trị, nhà đầu tư, giới truyền thông và các mối quan hệ liên quan với chính phủ. Trong số các CEO được phỏng vấn bởi Harvard Business Review, hầu hết dành trung bình 50% thời gian quản lý các mối quan hệ trong ngoài.

Gần phân nửa trong con số 50% thời gian đó là dành cho hội đồng quản trị. Gần như tất cả các cựu CEO mà không tập trung phát triển quan hệ với các thành viên hội đồng quản trị cho biết họ ước gì đã sớm làm điều đó. Khi không được kết nối tốt với CEO, các thành viên hội đồng quản trị có thể bị ảnh hưởng bởi nhà đầu tư hoặc các nguồn truyền thông mà chỉ chăm bẵm vào mục tiêu ngắn hạn, cổ xúy các chiến lược mà cho ra các kết quả trước mắt nhưng gây tổn hại cho chiến lược tạo giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Rủi ro này đặc biệt cao ở hội đồng quản trị không thực sự hiểu chiến lược kinh doanh hoặc các cơ hội tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Các CEO thành công nhất cho biết họ dành thời gian đáng kể vào việc duy trì mối quan hệ gắn khít với từng thành viên ban quản trị. Nhưng việc xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư và các cổ đông bên ngoài khác (như khách hàng, giới truyền thông, các mối quan hệ trong ngành, cơ quan nhà nước…) thường khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Bill Winters, CEO Standard Chartered, lưu ý quá trình này thường là trải nghiệm cá nhân của CEO, vì thế không thể trông cậy vào sự hỗ trợ từ các nhà điều hành khác.


Bill Winters

Các CEO như Peabody thừa nhận mối quan hệ tốt với các cổ đông bên ngoài là “con đường hai chiều”. Những CEO thường xuyên kết nối với nhà đầu tư có thể dựa vào ý kiến phản hồi của họ để cải thiện “giao tiếp” trong các báo cáo trình bày, tài liệu của công ty và trong các cuộc trả lời phỏng vấn với giới truyền thông.

Những CEO dành thời gian giao tế với các cơ quan chính quyền thường dễ nhận biết những thay đổi về quy định, chính sách mà có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sau này, giúp CEO kịp thời đưa ra các thay đổi về mặt chiến lược.

Quản lý dòng chảy thông tin

Khi được giao vị trí CEO, nhiều người cảm thấy rất khó đưa ra các quyết định mà không hiểu chi tiết các hoạt động hằng ngày như khi họ còn giữ các vị trí giám đốc sản xuất, hay quản lý các bộ phận. Chìa khóa để vượt qua thách thức này là tạo một cơ cấu và một văn hóa mà theo đó thông tin sẽ được truyền tải trong nội bộ doanh nghiệp một cách chính xác cũng như khi được truyền tải cho hội đồng quản trị và các cổ đông khác.

Nhiều CEO cho biết, các thành viên hội đồng quản trị ít khi nào ủng hộ một quyết định mà dựa vào trực giác, bản năng. Vì thế, CEO nên giải thích các lý lẽ đằng sau quyết định được đưa ra và trình bày quyết định đó giúp công ty đạt các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn như thế nào. Rõ ràng, cách truyền tải thông tin là rất quan trọng.

Truyền tải thông tin bất nhất thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa CEO với các cổ đông bên ngoài. Giá cổ phiếu thường biến động một phần do thông điệp một CEO truyền tải cho các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích và giới truyền thông. Học cách kiểm soát dòng chảy thông tin này là một yếu tố quan trọng quyết định liệu nhiệm kỳ của CEO đó dài hay ngắn.

Headhunt Vietnam là công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao, đã từng thành công các vị trí C.E.O ( Giám đốc điều hành) tại các công ty đa quốc gia có trụ sở ở Việt Nam

Sáng tạo để tìm chiến lược kinh doanh mới

Sáng tạo, tìm ra cái mới là một trong những yếu tố quyết định việc tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Thực tế đã có một số công ty ngày trước khá nổi tiếng nhưng nay bắt đầu suy yếu mà nguyên nhân là do không bắt kịp yêu cầu sáng tạo, đổi mới chiến lược kinh doanh của thời đại.

Ngược lại cũng có không ít các dự án khởi nghiệp, quy mô ban đầu không lớn lại nhanh chóng phát triển thành những công ty hàng đầu, nhờ vào tư duy sáng tạo trong xây dựng chiến lược kinh doanh. Đã gọi là sáng tạo thì không thể có sẵn mô hình nào. Bài viết chỉ xin gợi ý một vài hướng đi có thể giúp tìm ra những chiến lược kinh doanh mới.

Đột phá

Ngay trong nghĩa của từ này đã gợi ra rằng có thể tìm ra những hướng đi mới bằng cách phá vỡ, vượt qua những nguyên tắc hiện tại. Tìm hiểu và làm theo những điều được coi là nguyên tắc kinh điển đã khó rồi, nhưng tìm hiểu để từ đó vạch ra những điều mình có thể làm khác đi, mang lại kết quả tốt hơn thì càng khó bội phần. Nhưng đó chính là con đường có thể giúp tìm ra các chiến lược kinh doanh mới, mang tính đột phá.

Ví dụ, khi mở một cửa hàng, ta thường được khuyên là phải tìm mặt bằng càng gần trung tâm, vị trí đắc địa càng tốt, sau đó khi “sống” được rồi thì sẽ mở thêm các chi nhánh. Nhưng có phải nên luôn theo cách đó không? Tại sao không thử nghiệm bằng cách mở cửa hàng nhỏ ở xa trung tâm trước? Hơn nữa, có nhất thiết phải có điểm bán cụ thể để khách hàng đến tận nơi hay là khách ngồi nhà vẫn có thể xem và thậm chí thử hàng trước khi mua? Ngay cả khi cần thanh toán thì có nhất thiết phải qua ngân hàng không?… Cách đặt các câu hỏi để thách thức những điều được coi là chuẩn mực đã cho ra đời nhiều hình thức bán hàng kiểu mới. Chẳng hạn, sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh của các hình thức như bán hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, ứng dụng gọi xe, giao hàng nhanh…

Biến khiếm khuyết thành cơ hội

Bài tập kinh điển trong xây dựng chiến lược kinh doanh là phân tích SWOT để tìm các cơ hội, thách thức, cách khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh. Nhưng không phải lúc nào cũng có đủ nguồn nhân lực và vật lực để khắc phục các điểm yếu. Cho nên, có thể nghĩ khác đi bằng cách vận dụng những bước đi sáng tạo để biến khiếm khuyết thành cơ hội. Ví dụ, khi mới bước vào thị trường thì Tesla khá yếu về mạng lưới cửa hàng. Nhưng thay vì ra sức mở những cửa hàng hoành tráng ở vị trí đắc địa, Tesla đã chọn cách xây dựng các cửa hàng trực tuyến kiểu Apple Store nhưng có nhân viên bán hàng hưởng lương theo doanh số để tư vấn cho khách mua. Các cửa hàng trực tuyến của Tesla mở cửa 24/7, lúc nào cũng có nhân viên sẵn sàng trợ giúp, có thể bán theo giá thống nhất và chỉ chuyên bán xe điện, trong khi các cửa hàng bình thường phải bán giá khác nhau tùy theo chi phí mỗi nơi và thường phải bán kèm nhiều loại xe khác để có thêm khách.

Lẽ thường không ai muốn đặt ra điều kiện để tự giới hạn hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng cũng có trường hợp tự áp đặt những giới hạn như là một cách để tạo ra các chiến lược kinh doanh mới. Dễ thấy một số nhà hàng, nhãn hiệu thực phẩm tự đặt ra tiêu chí chỉ sử dụng nguyên liệu sạch. Giới hạn trong việc sử dụng nguyên vật liệu và phương thức sản xuất là những thách thức rất lớn nhưng đồng thời cũng có những hướng phát triển rất tiềm năng. Có thể thấy, thời gian qua các doanh nghiệp với các dòng sản phẩm sạch ra đời ngày càng nhiều hơn.

Kết hợp với đối tác và đối thủ

Kết hợp kinh doanh không phải là ý tưởng mới nhưng sáng tạo trong cách kết hợp có thể mở ra những hướng đi mới. Có thể kết hợp các sản phẩm/dịch vụ rất khác nhau, của những lĩnh vực gần như không có điểm chung, hoặc thậm chí là kết hợp với đối thủ trong cùng ngành nghề. Giày thể thao Nike và đồng hồ thông minh Apple Watch, hai sản phẩm tưởng như không liên quan gì đến nhau nhưng lại kết hợp được với nhau để tạo ra chiến lược kinh doanh mới hướng đến nhu cầu mà ai cũng cần là rèn luyện thể thao, bảo vệ sức khỏe.

Ví dụ khác, hai hãng xe hơi BMW và Daimler (Mercedes) đã công bố kế hoạch liên kết cùng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ như chia sẻ xe, xây dựng bãi đậu xe, các điểm sạc điện cho xe và cả bán vé các dịch vụ vận tải công cộng. Sự kết hợp này vượt ra ngoài ngành công nghiệp xe hơi truyền thống và mở ra những hướng phát triển mới cho cả hai hãng.

Nhiều chiến lược kinh doanh mới có thể bật ra khi ta dám thách thức, làm khác, làm ngược các chuẩn mực hiện tại, dám nhìn thẳng vào những khiếm khuyết, giới hạn để tìm cách biến nó thành cơ hội hay dám thử kết hợp với các đối thủ trong ngành hoặc đối tác ngoài ngành.

Công ty tìm nhân sự chiến lược cho công ty bạn

Theo BRVN.vn

5 bí quyết thành công của một nhà đầu tư Shark Tank

Những người thành công đều có một đặc điểm chung, đó là họ yêu công việc của mình – theo nhà đầu tư Shark Tank Daymond John, tỷ phú sở hữu thương hiệu thời trang FUBU trị giá 6 tỷ USD.

Bạn phải thiết lập mục tiêu. Nếu không biết mình muốn gì, bạn sẽ không bao giờ có được nó.

Chia sẻ trên kênh CNBC, doanh nhân Daymond John – nhà sáng lập thương hiệu quần áo FUBU trị giá 6 tỷ USD, đồng thời là nhà đầu tư trên chương trình Shark Tank cho biết, thành công ông có được ngày hôm nay nhờ vào hàng loạt vấp ngã, sai lầm cộng với lòng quyết tâm và kiên trì.

Ông từng bị từ chối nhiều lần, mất mát không ít và đôi lúc bế tắc, không tìm thấy lối ra. Tuy nhiên, chặng đường gian khổ ấy đã giúp John nhận ra sự dũng cảm được sinh ra khi bạn buộc phải đứng lên và leo qua bức tường thử thách.

Dưới đây là 5 bí quyết đầu tư thành công được tỷ phú Daymond John đúc kết từ sự nghiệp kinh doanh của mình:

1. Thiết lập mục tiêu

Bạn không thể đạt mục tiêu nếu bạn không biết mình đang theo đuổi điều gì.

Cha của John mất khi ông mới 10 tuổi. Mẹ ông phải làm mọi việc để kiếm sống và cho rằng ông cũng nên phụ giúp chi trả hóa đơn trong nhà. Joh được giao các việc lặt vặt như phát tờ rơi quảng cáo hay làm việc tại trung tâm thương mại tại thành phố New York – nơi ông lớn lên. 

Ông đã bắt đầu công việc kinh doanh khi còn là đứa trẻ: Ông trộm bút chì của những cậu bé trong trường mà ông không thích, sơn tên các cô bạn chung lớp lên sau đó bán chúng cho họ. Khi là thiếu niên, John đã cố gắng tổ chức một bữa tiệc khổng lồ trên thuyền. Ông đã dùng hết số tiền trong thẻ tín dụng, vay mượn thêm để có được 20.000 USD thực hiện sự kiện lớn đó. Về sau John thừa nhận, đó là một canh bạc thực sự.

Vì không đủ tiền thuê chiếc thuyền sang trọng Princess Cruise Line, ông thuê chiếc Circle Line giá rẻ hơn. Ông chi 8.000 USD để thuê DJ, 3.000 USD cho hệ thống âm thanh, 3.000 USD cho việc phát tờ rơi quảng cáo, 2.000 USD cho nhân viên trên thuyền và phần còn lại dùng để mua rượu. 

Cuối cùng, sự kiện đã thất bại thảm hại khi có rất ít khách đến dự. Bữa tiệc chỉ thu về 4.000 USD, và John lỗ 16.000 USD. Ông nhìn vào chiếc thuyền Princess Cruise Line kế bên tấp nập người ghé thăm mà không hiểu tại sao chương trình của mình lại thất bại.

“Thành công được hội tụ từ nhiều yếu tố. Ngày đó, tôi đã không biết rằng chỉ với việc phát tờ rơi và mạo hiểm mọi thứ mình có cũng không giúp tôi thành công được. Mãi nhiều năm sau tôi mới nhận ra ngoài đam mê làm giàu, thành công còn cần có niềm đam mê. Tôi thất bại vì tư duy của mình”, ông chia sẻ.

Lớn hơn một chút, ông không biết mình muốn gì. “Tôi không có ước mơ hay khát vọng nào vào thời điểm đó – John kể – Cho đến khi hip-hop bùng nổ và du nhập vào Queens”. John cho biết, đó là lần đầu tiên ông cảm thấy thích một thứ hơn tất thảy mọi thứ khác. Ông cho biết: “Tôi muốn trở thành một phần của hip-hop dù chưa biết làm thế nào. Nó ảnh hưởng mạnh đến tôi. Tôi sẽ sống, chết và thành công trong thế giới đó”.

Tuy nhiên, ước mơ đó có phần bất khả thi bởi John không thể hát rap, cũng không biết nhảy hip-hop. Dù vậy ông bị hấp dẫn bởi Russell Simmons, người mà theo John, là “một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất mà tôi được tiếp xúc trong cộng đồng hip-hop, kiếm tiền từ việc bán nhạc”. Russell Simmons là nhà đồng sáng lập hãng đĩa hip-hop Def Jam, người tạo ra thương hiệu thời trang Phat Farm. Russell được xem như người giàu thứ ba trong làng nhạc hip-hop với tổng tài sản là 325 triệu USD.

Một đêm nọ, khi  John đang tham dự một buổi biểu diễn hip-hop từ cánh gà, ông nhìn ra sân khấu và nhận ra rằng tất cả mọi người trong khán phòng đều mặc một loại đồng phục. Ông nhận ra mình vừa phát hiện một điều mới mẻ. Ông muốn thiết kế trang phục cho cả cộng đồng hip-hop. 

“Trước đó, cuộc sống của tôi chỉ toàn màu trắng và đen. Tôi đã không biết mình muốn làm gì trong đời nhưng nó chính là khoảnh khắc đó, lần thứ hai cuộc đời tôi thay đổi từ trắng, đen sang màu sắc sặc sỡ”, John nói. 

Khoảnh khắc nhận ra đó dẫn John đến với bí quyết thành công đầu tiên của mình: Bạn phải thiết lập mục tiêu. Nếu không biết mình muốn gì, bạn sẽ không bao giờ có được nó.

Khi nhận ra mục tiêu của mình là gì, John bắt đầu nỗ lực hết sức để đạt được nó. Ông gọi cho mẹ và nói: “Con muốn thiết kế quần áo cho dân chơi hip-hop. Họ rap, họ hát nhưng chẳng có ai may đồ đậm chất hip-hop cho họ cả. Con sẽ làm điều đó”.

2. Chuẩn bị mọi thứ

Bước đột phá đầu tiên của John trong việc kinh doanh là may và bán mũ. Mẹ ông đã biến mảnh vải giá 40 USD thành những chiếc mũ và ông kiếm được 800 USD từ việc bán chúng. Với số tiền lời lớn thế này, ông vui vẻ lái xe về nhà và đâm vào chiếc xe khác. Tai nạn đó chính xác đã tốn của John 800 USD. 

“Mùi vị thành công đầu tiên đi nhanh như lúc nó đến, nhưng tôi vẫn không quên cảm giác đó”, John cho biết. 

Sau này, khi sáng lập thương hiệu thời trang FUBU (viết tắt của cum từ “For Us, By Us”), thành công cũng nhanh chóng đến với John. Ông cầm 10 chiếc áo sơ mi đến những buổi quay video âm nhạc hip hop của các ca sĩ nổi tiếng. Ông từng ngồi lì trước nhà của LL Cool J và thuyết phục chàng ca sĩ rapper, diễn viên tài năng vốn kín tiếng này chụp một bức hình mặc áo sơ mi in thương hiệu FUBU.

Ông đem bức ảnh đó cùng các mẫu áo FUBU đến buổi trình diễn thời trang dành cho nam giới tổ chức một năm 2 lần tại Las Vegas để giới thiệu và tìm kiếm khách hàng. Tại đó, ông nhận được nhiều đơn đặt hàng với tổng trị giá 300.000 USD.

Sự thành công làm ông choáng váng: “Tôi có nhiều tiền! Tôi thật giàu! Tôi sẽ chuyển đến Tahiti”, ông tự nói với mình trên chuyến bay trở về nhà. 

Để có vốn lưu động sản xuất lô quần áo FUBU đầu tiên, John  đi vay nợ ngân hàng. Tuy nhiên, ông cho biết mình bị từ chối không dưới 27 lần. Sau đó, mẹ ông cầm cố ngôi nhà của gia đình tại Hollis, Queens với giá 100.000 USD để John xây dựng một nhà máy tạm thời.

Số tiền này nhanh chóng giảm còn 500 USD khi John mua thêm máy may và vải thô. Tuy nhiên, John không thể hoàn thành đủ số lượng áo sơ mi trong đơn đăt hàng. Trong nỗ lực gọi vốn cuối cùng, mẹ John đăng một mẩu quảng cáo trên báo địa phương và đại diện xưởng may của “gã khổng lồ” Samsung đã gọi cho John. Họ đề nghị tài trợ vốn cho ông với điều kiện ông phải kiếm được 5 triệu USD doanh thu trong vòng 3 năm tới.

“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi đã mất nhà. Tôi cũng cạn sạch tiền. Nhưng tôi cũng biết mình sẽ không thể nào tự bán được 5 triệu USD tiền quần áo chỉ trong 3 năm”, John nói.

Tuy nhiên, sau đó, nhờ nghiên cứu kỹ thị trường, chiến lược kinh doanh, ông tự tin mình có thể làm được. Và quả thực, ông đã bán được 30 triệu USD quần áo chỉ trong ba tháng đầu tiên. 

Những sự kiện xảy ra trong thời gian đầu ra mắt FUBU đã dạy John bài học về tầm quan trọng của việc lên kế hoạch kỹ càng. Khi ông chưa đầu tư nghiên cứu chi phí sản xuất và tìm hiểu công việc điều hành, ông gần như tự giết chết công ty và làm mất nhà của mẹ. Nhưng khi ông biết mình phải làm gì, dự trù được các khoản tài chính cần có, ông đã đồng ý hợp tác với Samsung, vì ông biết mình có khả năng làm được.

3. Yêu những gì mình làm

Thành công mà John có được là nhờ vào niềm đam mê sâu sắc của ông dành cho công việc, CNBC nhận định. John xác nhận điều này: “Tôi yêu những gì tôi làm. Và tôi biết những người thành công đều có một đặc điểm chung, đó là họ yêu công việc của mình”.

4. Bạn chính là đại diện thương hiệu của mình

Sau thành công của FUBU, John bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình, chia sẻ về công việc kinh doanh cũng như hành trình đưa những chiếc áo sơ mi từ đường phố vào trung tâm thương mại tại Queens, và sau này phát triển thành một thương hiệu trị giá 6 tỷ USD. Với phong thái đĩnh đạc, cách thể hiện chân thành một cách thuyết phục, John đã được mời làm một nhà đầu tư trên chương trình khởi nghiệp Shark Tank.

John cho biết, tham gia Shark Tank giúp ông nhận ra một điều, đó là các nhà đầu tư không đầu tư vào công ty, họ đầu tư vào con người. Và trong thời đại kỹ thuật số, thương hiệu cá nhân là thứ đặc biệt quan trọng.

John khuyên mỗi người nên có riêng 2 đến 5 từ có thể miêu tả bản thân, bao gồm việc bạn là ai và bạn làm gì với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đó phải là những từ dễ nhận biết, không dành riêng cho bạn trong trường hợp bạn đang đứng trước các nhà đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư sẽ có những cách đánh giá khác nhau về bạn và công ty trước khi quyết định rót vốn. Do đó, bạn nên lựa chọn kỹ càng và kiên định với những từ miêu tả bản thân và công ty, dù là đang mời tài trợ, quảng cáo facebook hay gặp gỡ người mới.

5. Đừng từ bỏ

Bí quyết thành công cuối cùng của John được lấy hình tượng từ cô cá Dory trong loạt phim hoạt hình nổi tiếng Finding Nemo (tạm dịch: Truy tìm Nemo). “Bạn có thể nghĩ mình giống như cô cá xanh đãng trí Dory hoặc có thể không. Nếu bạn nghĩ rằng có nhiều thứ trong cuộc sống đang cố kéo bạn tụt lại phía sau thì tôi sẽ chia sẻ câu chuyện của mình. Tôi vốn mắc chứng khó đọc. Tôi còn lùn. Tôi lại nghỉ học giữa chừng, không học tiếp lên đại học. Tôi chẳng quen ai nổi tiếng, cũng không có họ hàng với bất kỳ ngôi sao nào. Tôi có thể nói mình là con trai của Elton John nhưng ai tin tôi chứ”, ông nói.

“Tôi không thể hát rap, cũng không biết ném bóng rổ, chơi bóng chuyền hay bất cứ thứ gì mọi người có thể chơi với một trái bóng. Nhưng tôi đã thành công và ngồi đây chia sẻ với bạn những điều này. Một phần vì tôi là người kiên trì”, John chia sẻ.

Ông cho biết, lý do khiến FUBU thành công trong những ngày đầu ra mắt là vì ông liên tục tìm thấy giải pháp giải quyết vấn đề vào những khoảnh khắc mà ai cũng có thể buông bỏ.

“Tôi từng thất bại nhiều hơn thành công. Dù vậy, cánh cửa thành công không bao giờ khép lại với những người luôn cố gắng và nỗ lực. Bạn phải luôn nỗ lực và đừng bao giờ từ bỏ”, nhà đầu tư Shark Tank Daymond John nhấn mạnh.

Tỷ phú Jack Ma không cần những ngôi sao trong công ty. Thay vào đó, ông tạo ra những ngôi sao.

Đây là kiểu nhìn nhận của tỷ phú Jack Ma trong thuật dùng người khi vận hành công ty. Đối với ông chủ của Alibaba, việc thuê đúng người là điều quan trọng để phát triển một doanh nghiệp.

CNBC ngày 1/1 dẫn lời Jack Ma về một sai lầm trong tuyển dụng ông từng mắc phải trong những ngày đầu mở công ty, được kể lại như sau.

“Khi tôi gọi vốn vòng đầu, con số là 5 triệu USD. Tôi thuê rất nhiều phó giám đốc từ các công ty đa quốc gia. Một trong số các phó giám đốc marketing đã đến gặp tôi, đưa tôi một bản đề nghị, ông ấy nói: ‘Thưa ngài, đây là kế hoạch marketing năm sau của chúng ta’”, ông Ma kể.

Kế hoạch đó có mức chi phí lên tới 12 triệu USD – nhiều hơn hẳn ngân sách của công ty. Hóa ra, người nhân viên này sau đó thú nhận chưa từng làm một kế hoạch nào dưới 10 triệu USD cả.

Jack Ma nhận ra ông đã sai khi chọn người không phù hợp.

Alibaba hiện là một gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc, với hơn 80.000 nhân viên trên toàn cầu, theo Hãng tư vấn Universum.

Đằng sau sự thành công này là tôn chỉ đầu tiên của Jack Ma: Tránh những người “giỏi nhất” và “chuyên gia”. Ông giải thích bản thân không thích thuê những người này vì “không có cái gọi là chuyên gia của tương lai, họ chỉ là những chuyên gia trong quá khứ”.

“Không bao giờ có người giỏi nhất. Những người giỏi nhất luôn ở trong công ty bạn, chính bạn đào tạo họ thành người giỏi nhất. Tất cả bắt đầu với việc nhận những người sẵn sàng học hỏi và không sợ phạm sai”, ông nói.

Thủ khoa chưa bao giờ là một yêu cầu tuyển dụng của Jack Ma. Thực tế, ông còn là người nổi tiếng “trốn” những người đứng đầu lớp.

Ông Ma thường thích thuê những người không có thành tích nổi trội tại trường lớp. Ông giải thích rằng nhóm “tinh hoa đại học” này sẽ sớm nản lòng khi đối mặt với khó khăn trong thế giới thực. Ông tìm kiếm những ứng viên có đủ đầu óc để điều hướng tốt trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.

Jack Ma thích những người có trí tuệ xúc cảm cao. Lý do là vì họ sẽ là những người lãnh đạo và đồng đội tốt hơn hẳn. Cùng lúc đó, một chút trí khôn mới giúp họ tiến xa hơn, ông giải thích.

Tỷ phú Jack Ma cũng nhiều lần nhấn mạnh sự quan trọng của sự lạc quan. Đây là nét tính cách ông nói đã giúp mình xây dựng Alibaba trở thành “ông lớn” trong ngành công nghệ như ngày nay. Jack Ma cho rằng giữ được sự lạc quan có thể giúp con người biến thử thách thành thuận lợi.

“Là một người khởi nghiệp, nếu bạn không lạc quan, bạn sẽ gặp rắc rối. Vì thế những người tôi chọn, họ phải lạc quan”, ông nhấn mạnh.