Category Archives: Bussiness

Giới nhà giàu thế giới đang giữ tiền mặt kỷ lục do lo sợ bất ổn kinh tế

Theo Wealth X Billionaire Census, các tỷ phú trên thế giới đang giữ 1,7 nghìn tỷ USD tiền mặt, mức cao nhất kể từ khi tổ chức này bắt đầu khảo sát từ năm 2010.

Giới nhà giàu thế giới đang giữ tiền mặt kỷ lục do lo sợ bất ổn kinh tế

Báo cáo của Billionaire Census cho thấy 2.473 tỷ phú trên thế giới đang giữ 22,2% tổng số tài sản của mình dưới dạng tiền mặt do lo ngại những vấn đề bất ổn ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Ngoài ra, việc mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty ngày một gia tăng khiến nhà đầu tư bán được cổ phiếu chuyển đổi ra tiền mặt cũng khiến lượng tiền mặt mà các tỷ phú nắm giữ nhiều hơn trước.

Báo cáo của Billionaire Census tương đồng với những khảo sát gần đây của các tổ chức khác. Một nghiên cứu mới đây của ngân hàng UBS cho thấy các tỷ phú Mỹ đang nắm giữ khoảng 20% tổng số tài sản của họ dưới dạng tiền mặt, tương đương với mức bình quân thời kỳ hậu khủng hoảng 2008.

Thêm vào đó, UBS cho rằng sự bất ổn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 cũng khiến nhà đầu tư ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn là để trong ngân hàng hay dưới các dạng tài sản khác.

Nghiên cứu của Billionaire Census cũng cho thấy nhiều tỷ phú có thể đang đứng ngoài thị trường chứng khoán và những kênh đầu tư khác nhằm chờ đợi sự đi xuống của thị trường để có thể mua vào.


Kinh tế bất ổn, giữ tiền mặt là an toàn nhất. Ảnh minh họa. Nguồn CNBC

Kinh tế bất ổn, giữ tiền mặt là an toàn nhất. Ảnh minh họa. Nguồn CNBC

Năm 2015, tổng số tài sản của giới nhà giàu thế giới đã tăng 5,4% lên 7,7 nghìn tỷ USD, cáo hơn mức GDP của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi Châu Âu vẫn là nơi có nhiều tỷ phú nhất với 806 người thì Châu Á lại là nơi có số người giàu tăng nhanh nhất với 15% lên 645 người. Bắc Mỹ có 628 tỷ phú với mức tăng trưởng 3%.

Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của các tỷ phú cũng đang thay đổi nhanh chóng. Mảng tài chính, bao gồm các quỹ đầu tư, ngân hàng và các mảng đầu tư khác vẫn đem lại khoảng 15% tổng số tỷ phú trên thế giới. Tuy nhiên mức đóng góp này đã giảm 4 điểm phần trăm so với năm trước đó và đang gặp khó trước sự biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Tài sản của những tỷ phú trong ngành ngân hàng đã giảm 6,6% xuống 1,2 nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, những tỷ phú kinh doanh nhiều mảng khác nhau (Industrial Conglomerates), tạo thành những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia, lại chiếm 12,8% trong tổng số tỷ phú trên toàn cầu. Tỷ lệ này chỉ đứng thứ 2 sau mảng tài chính nhưng lại tăng từ mức 12,1% trong năm trước, qua đó cho thấy chiến lược kinh doanh nhiều mảng khác nhau đang thu được kết quả tốt.

Những ngành nghề có mức tăng trưởng tỷ phú nhiều nhất là bảo hiểm, bán lẻ, dịch vụ kinh doanh và công nghệ thông tin.

Hơn một nửa số tỷ phú trong danh sách khảo sát của Billionaire Census là “tự lập”, nghĩa là họ tự xây dựng lên đế chế tài sản của mình từ hai bàn tay trắng. Chỉ có khoảng 13% số tỷ phú trong danh sách là được thừa hưởng từ tài sản thừa kế của gia đình.

Dẫu vậy, báo cáo này cũng cho thấy số tỷ phú thừa hưởng một phần tài sản và tự tay phát triển số tài sản ấy đang tăng nhanh. Hiện cố tỷ phú “tự lập một nửa” này đang chiếm 31% trong danh sách, tăng 6% so với năm trước.

Đây là điều dễ hiểu khi nhiều tỷ phú thừa hưởng tài sản có ý định dùng chúng cho đầu tư, kinh doanh và mở rộng khối tài sản đó thay vì hưởng thụ.

[hungryfeed url=”http://headhuntvietnam.com/rss.rss” link_target=”_blank” max_items=”20″]

Takashimaya đang sử dụng tuyệt chiêu ‘sự tận tụy của người Nhật’ để mua chuộc khách hàng Việt?

Takashimaya – chuỗi cửa hàng bách hoá có tuổi đời lên tới 185 năm đang hy vọng sử dụng sức mạnh thương hiệu và “tiếng thơm” về lòng mến khách người Nhật Bản để thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày 30/7 vừa qua, Takashimaya đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên của họ tại trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Dù hàng hoá Nhật Bản và thiên đường ẩm thực depachika sẽ là những điểm thu hút khách hàng nhất nhưng điều mà Takashimaya thật sự kỳ vọng có thể hấp dẫn và khiến khách hàng quay lại với họ là bằng dịch vụ đỉnh cao vốn đã tạo thành tiếng vang cho thương hiệu này.

Cấm nhân viên sử dụng điện thoại

Một phần của nỗ lực khiến dịch vụ khách hàng trở nên tốt hơn mà Takashimaya thực hiện đó là cấm nhân viên sử dụng điện thoại thông minh. Động thái này không được đón nhận và thậm chí một nữ cán bộ trong ngành giáo dục Việt Nam còn cảnh báo rằng người lao động có thể bỏ việc nếu bị cấm sử dụng điện thoại.

Thực tế tại Việt Nam, đa số nhân viên được cho phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ làm việc. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên đơn giản sử dụng điện thoại thông minh để chơi game hoặc lướt mạng xã hội.

Sau khi tận mắt chứng kiến nhân viên trong một cửa hàng Takashamaya ở Nhật Bản, nữ cán bộ trong ngành giáo dục kể trên đã thay đổi quan điểm. Bà nói rằng việc nhân viên cửa hàng không bị xao lãng bởi điện thoại khiến họ có thể dồn hết sự tập trung vào cho khách hàng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng ở Việt Nam nhìn chung còn kém. Một phần là bởi ngành công nghiệp dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai: Các cửa hàng bách hoá, trung tâm mua sắm và những hoạt động thương mại khác mới chỉ nổi lên trong khoảng 1 thập kỷ qua.

Chính vì vậy Takashimaya thâm nhập thị trường này với quyết tâm thay đổi chất lượng dịch vụ khách hàng.

Công ty đào tạo nhân viên cúi đầu chào đối với tất cả khách hàng và xem họ là người quan trọng dù có mua hàng hay không.

Thực tế cúi chào là nét văn hoá đã được Takashimaya rèn luyện và mài giũa từ hàng thế kỷ nay. Đi kèm với câu “Xin chào”, “Cảm ơn”, bất kỳ nhân viên Takashimaya nào cũng phải đặt hai tay chồng lên nhau, để ngay trước rốn và cúi đầu ở góc 30 độ.

Nếu không dùng kèm theo lời nói, khi chào khách hàng, nhân viên Takashimaya sẽ cúi đầu ở góc 15 độ. Trong khi cúi đầu, nhân viên không được nhìn khách hàng mà thay vào đó mắt phải tập trung ở điểm trên sàn nhà cách 2m trước mặt khách hàng.

Chưa dừng lại ở đó, việc cấm dùng điện thoại không phải là điều duy nhất khiến các nhân viên của Takashimaya ở Việt Nam ban đầu phản đối. Rất nhiều trong số 180 nhân viên của họ không thích ý tưởng gói tất cả các món hàng trước khi gửi tới tận tay người mua. Những người này nói đây giống như nghệ thuật gấp giấy origami và rất khó để học.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Takashimaya đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc gói bọc hàng được mua như một món quà, nói rằng đây là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Hiện tại, hầu hết nhân viên ở TP Hồ Chí Minh của Takashimaya đều thành thạo việc gói bọc quà.

Thiết kế của cửa hàng cũng được xem xét kỹ lưỡng tới từng chi tiết sao cho khách hàng có thể cảm nhận thấy sự mến khách. Ví dụ, lối đi trong cửa hàng của Takashimaya rộng 2,4m trong khi đó thông thường ở các cửa hàng khác ở Việt Nam chỉ là 1,5m. Mặc dù thiết kế rộng sẽ ảnh hưởng tới không gian trưng bày hàng hoá nhưng phía Takashimaya nói rằng nó khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn.

“Rất dễ để tìm hàng hoá tại đây”, một khách hàng khoảng 40 tuổi nói. “Các hãng bán lẻ Việt Nam thì có xu hướng nhồi nhét được càng nhiều sản phẩm trên kệ càng tốt”.

Cửa hàng Takashimaya còn trang bị phòng cho các bà mẹ cho con bú, makeup…

Cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh cũng áp dụng các thông báo bên trong cửa hàng có cùng giọng điệu và nhịp độ như cửa hàng Takashimaya ở Tokyo và điều này giúp thu hút khách hàng nước ngoài nhiều hơn. Ngoài ra, với những khách hàng Việt Nam – những người từng tới cửa hàng Takashimaya tại Nhật, chi tiết này cho họ cảm giác đang có trải nghiệm ở Takashimaya đích thực.

Sự có mặt của Takashimaya tại thị trường Việt Nam là một phần trong xu hướng đang ngày một phát triển khi nhiều hãng bán lẻ Nhật khác cũng đặt cược vào đây bao gồm cả Aeon và FamilyMart.

Thị trường “không dễ xơi”

Takashimaya đang nhắm tới mục tiêu rất cao ở Việt Nam nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn. Hàng hoá cao cấp vẫn xa tầm với đối với rất nhiều người dân Việt Nam. Những đại gia bán lẻ khác như Lotte của Hàn Quốc hay Parkson của Malaysia và cả Tràng Tiền Plaza cũng chưa thể thành công.

Dẫu vậy, dù sao thì Takashimaya cũng đã quyết định đặt cược 6 tỉ yen (tương đương 57,6 triệu USD) vào cuộc chơi này ở Việt Nam. “Tôi không thể nói trước được điều gì cả”, chủ tịch Takashimaya là ông Shigeru Kimoto nói.

Tại Việt Nam, mọi người thường chỉ tới cửa hàng để xem chứ không mua. Để thay đổi thói quen này, Aeon đã dùng đến chiến lược hạ giá sản phẩm. Nhìn chung các nhà bán lẻ khác nếu muốn thành công tại Việt Nam cũng nên làm như Aeon. Chỉ hạ giá bán mới có thể mang sản phẩm với giá phải chăng tới cho những người dân bình thường.

Chọn địa điểm đặt cửa hàng cũng là yếu tố quan trọng. Đó là lý do tại sao Takashimaya mở cửa hàng của họ ở trung tâm TP Hồ Chí Minh vốn sẽ rất thuận tiện bắt tàu điện ngầm sau này.

Nguồn: CafeBiz

Chấp nhận 6 sự thật mất lòng sau và bạn sẽ trở thành một doanh nhân trưởng thành hơn

Đằng sau những hào quang và thành công của một doanh nhân là những điều mà ít ai để ý – biết bao những khó khăn chồng chất và hàng năm trời làm việc quá giờ, những quyết định trọng đại cần phải đưa ra trong những quãng thời gian ngắn ngủi.

Chấp nhận 6 sự thật mất lòng sau và bạn sẽ trở thành một doanh nhân trưởng thành hơn

Không dễ dàng gì để có thể đưa ra những phản hồi thẳng thắn đối với những đồng nghiệp mà chúng ta thực sự quan tâm. Sự ra đi của nhân viên hay đối tác còn khó khăn hơn nữa, bất kể hoàn cảnh như thế nào.

Sự thật là dù các lãnh đạo có thể trải nghiệm những thời khắc huy hoàng, những giờ phút thất vọng cũng sẽ luôn xuất hiện xen kẽ và là điều không thể tránh khỏi.

Tất cả đều là một phần của quá trình học tập liên tục trên con đường sự nghiệp của bất kỳ ai khao khát làm doanh nhân phải biết vượt qua và để cho những gian nan mài giũa họ trưởng thành hơn. Dưới đây là một số những bài học khó khăn mà mỗi nhà cầm quân vĩ đại sẽ trải qua:

1. Lòng tin không phải là thứ dễ kiếm

Sự tin tưởng không đi liền với chức danh. Chớ mà nhầm tưởng rằng lòng tin sẽ xuất hiện một cách tự nhiên theo thời gian, hoặc khi ai đó quý bạn tức là họ tin bạn. Bạn sẽ phải dành thời gian và năng lượng của mình để những người khác quý mến bạn hoặc bạn có thể đầu tư công sức chứng tỏ cho họ bạn là một nhà lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy. Những bạn sẽ không làm được cả hai.

2. Lòng tốt bị đánh giá thấp

Bạn có thể cho rằng chức danh lãnh đạo mà bạn có cho bạn quyền nói hay làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Bởi sau tất cả thì bạn ở đó để lãnh đạo chứ không phải để kết bạn phải không? Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra bao nhiêu rắc rối bạn tạo nên chỉ với một bình luận bất cẩn dành cho đồng nghiệp hay đối tác của mình.

Thể hiện lòng tốt có vẻ như là một giá trị đang bị đánh giá thấp, nhưng nó rất cần thiết và quan trọng. Những cử chỉ tốt đẹp có thể làm thay đổi cách mọi người nhìn nhận về bạn từ đó thể hiện được thông điệp rõ ràng về cách họ ứng xử với nhau. Dù sao tất cả chúng ta cũng đều là con người.

3. Nói thôi là không đủ

Ai cũng có thể nói lớn và sẻ chia những kế hoạch to tát. Nhưng nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không thể hiện được điều bạn nói qua hành động. Vậy hãy cố gắng hoàn thiện những mục tiêu và cam kết mình đã đưa ra.

Một khi bạn chứng tỏ với họ tôi có thể làm được những thứ tôi nói, bạn sẽ truyền cảm hứng được cho đồng nghiệp cũng như những người dưới trướng đi theo hướng của bạn từ đó tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

4. Mọi người thích sự an toàn

Sự thật này được thể hiện rõ nhất khi một nhà lãnh đạo tham gia vào một tổ chức mới, ‘hừng hực’ với biết bao nhiêu những ý tưởng, khát khao đưa doanh nghiệp bay lên thật cao, để rồi nhận ra là những người khác chỉ muốn giữ nguyên mọi thứ thay vì đón nhận những thử thách sắp tới.

Bạn sẽ phải đánh giá từng người trong team của bạn để xem ai là người sẵn sàng thay đổi và dần dần truyền cảm hứng cho những con người còn lại.

5. Sẽ có những lúc ‘cái tôi’ dành phần thắng

Có phải cái tôi của bạn luôn được kiểm soát? Nhưng bạn sẽ phải cảnh giác nếu không muốn mọi thứ đi chệch hướng. Hãy ghi nhớ luôn luôn đặt lợi ích của cả đội lên trước lợi ích cá nhân. Đầu tư nỗ lực hằng ngày để trở nên khiêm tốn hơn và trân trọng mọi cố gắng của từng người đang cống hiến cho tập thể, dành càng ít thời gian nghĩ cho bản thân càng tốt.

6. Không phải ai cũng sẽ ở lại

Bạn cố gắng hết sức để có được lòng tin, làm hết mình để chứng tỏ những điều đã nói và đối xử thật tốt với người khác. Kể cả vậy cũng không đủ để chắc chắn rằng tất cả sẽ đi cùng bạn đến cuối con đường. Điều này đúng cả khi bạn mới tham gia vào mội tập thể đã có sẵn hay tự tạo nên một công ty. Sẽ có người bỏ đi, có thể vì lí do cá nhân hay họ không chấp nhận được những thay đổi hoặc thử thách. Bạn phải biết chấp nhận, đảm bảo là những sự kiện đó không ảnh hưởng đến những thành viên vẫn đang sát cánh và cùng họ tiến lên phía trước.

Không có cách nào tránh khỏi những khó khăn trong việc dẫn dắt những người khác. Nhưng khó khăn sẽ đem lại chuyển biến. Cho đến khi bạn trải nghiệm được những điều trên, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo trưởng thành và tự tin hơn.

Dẫn dắt một đội có thể trở thành một trong những trải nghiệm đáng giá nhất cuộc đời bạn. Nếu bạn có thể giúp người khác nhận ra tiềm năng của họ, bạn sẽ tự nhận ra tiềm năng của chính mình.

10 cuốn sách những người kinh doanh nên đọc trước tuổi 30

Những năm tháng tuổi 20 có thể nói là tiền đề để chúng ta gây dựng sự nghiệp cũng như tích lũy kinh tế, tiền bạc cho các kế hoạch trong tương lai. Và trên con đường đó, còn rất nhiều kiến thức, còn rất nhiều kinh nghiệm chúng ta chưa có và cần học hỏi .

Dưới đây là một số cuốn sách về xã hội – kinh tế mà giúp bạn có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về chuyên ngành mình đang theo học/ đang làm, cũng như cho bạn một hướng đi hay giúp bạn “giữ thăng bằng” trên con đường mình đã chọn.

1. Công ty sáng tạo(“ Creativity. Inc” by Ed Catmull)

Trên con đường vun vén cho sự nghiệp, có khi nào bạn nhận ra rằng công việc mình theo đuổi đang dần “ thui chột” sự sáng tạo mà trước đó bạn rất trân trọng?

Đó cũng là câu hỏi mà với cuốn sách” Công ty sáng tạo”, Ed Catmull- đồng sáng lập công ty hoạt hình Pixa, đi tìm câu trả lời, nguyên nhân và giải pháp bằng những kinh nghiệm của mình.

Dù là nhà lập trình, nhân viên ngân hàng hay một nghệ sĩ, bạn đều có cơ hội và khả năng thỏa sức sáng tạo để làm nên những tác phẩm của riêng mình.

2. Đừng đi ăn một mình ( “Never eat alone” by Keith Ferrazi)

Trong cuốn sách, Keith Ferrazi, bằng những kinh nghiệm và trải nghiệm trước đó, đã bày ra trước người những phương pháp mà ông đã sử dụng để tiếp cận, và tạo mạng lưới quan hệ với những người mà ông quý mến, khâm phục từ khi mới chập chững vào nghề cho tới lúc ông trưởng thành trong giới kinh doanh.

“Trong chúng ta ai cũng có khả năng quyến rũ người khác – cho dù đó là đồng nghiệp, người xa lạ, bạn bè, hay sếp của mình. Nhưng có khả năng khác với biết cách vận dụng nó, và đó là lý do tại sao có những người đi qua cuộc đời này lặng lẽ như những cái bóng, trong khi có người luôn thu hút được sự chú ý bất cứ nơi đâu họ xuất hiện.”

Cho nên, đừng bao giờ đi ăn một mình.

3. Thiên nga đen ( “The Black Swan” by Nassim Nicholas Taleb)

Con người chúng ta thường thích nghĩ về những ảo tưởng sự thật được vẽ ra bởi những giả thiết…

Bằng “ Thiên nga đen”, tác giả Taleb đã chỉ ra cách mà một số người đã lầm lẫm khi đặt niềm tin của mình vào những giả thiết( không chắn chắn và thiếu chứng cứ). Và theo quan sát của Taleb thì những hệ thống có cấu trúc chắn chắc nhất lại là những chỗ dễ bị sụp đổ nhất, như là vụ khủng hoảng tài chính những năm 2007- 2008.

Có thể khẳng định , “Thiên nga đen” là cuốn sách sẽ thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới mà chúng ta đang tồn tại.

4. Sức mạnh của thói quen( “ The Power of Habit” by Charles Duhigg)

Không buồn chán và tẻ nhạt như cái tên đầy tính khoa học mà cuốn sách có thể gợi cho bạn, thay vào đó, “ Sức mạnh của thói quen” lại mang đầy sự hữu dụng và thú vị cho những bạn trẻ hướng tới cuộc đời và sự nghiệp viên mãn.

Hãy để ý, cuốn sách muốn truyền tải tới bạn đọc một thông điệp ai cũng biết nhưng hiếm người áp dụng được: Những thói quen, dù cực kì nhỏ nhặt và tiểu tiết đến đâu- như việc hút thuốc hoặc trì hoãn trong công việc, đều có một ảnh hưởng đến sự thành bại trong tương lai.

5. Im lặng – Sức mạnh của người hướng nội ( “Quiet: the power of the world that can’t stop talking” by Susan Cain)

Bẩm sinh bạn là một người hướng nội, và bạn thực sự không muốn thay đổi con người để đổi lấy chuẩn mực “hướng ngoại” của xã hội nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì đích thị cuốn sách này của Susan Cain là dành cho bạn.

Mệt mỏi và khó chịu khi thấy những người hướng nội bị xếp thứ yếu trong xã hội, khi thấy xã hội đề cao những giá trị của hướng ngoại lên trên hướng nội, tác giả Susan Cain đã viết cuốn sách này- cuốn sách được coi là cách mạng của những người hướng nội.

Thích giao tiếp, hoạt ngôn và thích tranh luận ư? Để thành công, theo Susan Cain, bạn- dù hướng nội hay hướng ngoại, cũng chẳng cần phải đi theo những lề lối mà xã hội đã vẽ ra.

6. Điểm bùng phát( “ Tipping point” by Macolm Gladwell)

Giới trẻ chúng ta ngày nay đã quá quen thuộc với mạng xã hội, nhưng sự thật là chúng ta mới chỉ “ chập chững” làm quen với những khái niệm, hình thái mới mẻ của truyền thông.

“Điểm bùng phát”, mặc dù đã xuất bản từ 15 năm trước, vẫn mang những giá trị còn nguyên vẹn, còn chuẩn xác cho tới ngày hôm nay. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những cái nhìn về việc tại sao và như thế nào một xu hướng, một ý tưởng hay một hành vi xã hội có thể vượt qua ngưỡng nhất định- và bùng phát rồi trở nên phổ biến rộng rãi.

7. Quyền lực- vì sao người có kẻ không? (“ Power” by Jeffrey Pfeffer)

Gần như hầu hết những cuốn sách về lãnh đạo thường có tính khuyến khích và tính truyền cảm hứng đối với người đọc. Nhưng “ Quyền lực” của Jeffrey Pfeffer không thuộc tuýp đó. Trái lại, bằng cuốn sách này, Jeffrey đã cố gắng và nỗ lực trong việc phản biện, phản bác những triết lý có phần giản đơn và được lý tưởng hóa thay vì đúng với thực tế cuộc sống.

8. Phi lý trí (“ Predictably Irrational” by Dan Ariely)

Dù muốn mở một công ty, start- up hay đang trên con đường xây dựng nghiệp, thì bạn đều nên trang bị cho mình những kĩ năng “đọc vị” hành vi con người. Và cuốn sách này chắc chắn là điểm khởi đầu tốt cho những người muốn tìm hiểu thêm về tâm lý học hành vi, từ việc tại sao chúng ta luôn trì hoãn trong công việc cho đến việc xác định giá trị của một sản phẩm.

9. Động lực (“ Drive: The surprising truth about what motivates us” by Daniel Pink)

Với “ Động lưc”, Daniel Pink đã tạo một cuộc tranh luận thú vị với bạn đọc: chúng ta đã và đang làm điều gì để tạo động lực cho bản thân? Chẳng phải những tư duy về phương pháp tạo động lực bằng giải thưởng hay thành tích là đã quá cũ kỳ vì nó chẳng hề đem lại những hiệu quả lâu dài? Theo Daniel, để tạo động lực hiệu quả cho bản thân, chúng ta cần phải làm quen với một số giá trị như tư duy độc lập, sự thành thạo và kết quả của công việc.

10. Cho khế nhận vàng(“ Give and Take” by Adam Grant)

Người đời cứ bảo ta rằng, để thăng tiến trong sự nghiệp, phải biết các thói lươn lẹo, ma lanh, khôn lỏi. Liệu điều đó có đúng không?

Nhưng Adam Grant, với cuốn “ Cho khế nhận vàng”, đã chỉ ra rằng quan điểm trên là hoàn toàn lệch lạc, sai lầm. Những người thành công nhất trong lĩnh vực của họ, theo những nghiên cứu ở cuốn sách, thường là những người tạo ra những giá trị cho người khác.

“Cho và nhận là cả một nghệ thuật. Khi cho đi một, bạn sẽ nhận về gấp nhiều lần “(Mark Twain).