Category Archives: Advice for employers

Liệu CFO có thể đảm đương vai trò của CMO một cách hiệu quả, và ngược lại?

Ngày nay, vai trò của CMO và CFO đang bị chồng chéo lên nhau nhiều hơn khi nào hết.

Gần đây thì Twitter đã ra thông báo về việc chuyển quyền kiểm soát bộ phận marketing về cho ông Anthony Noto, CFO, người đã có công trong việc chào bán chứng khoán ra công chúng lần đầu tiên IPO (Initial Public Offering). Tương tự như khi công ty Kraft Heinz được thành lập thì việc kinh doanh trong khu vực APAC được giao cho bộ phận tài chính thay vì một người xuất thân từ marketing.

Đây có phải là dấu hiệu cho những gì sắp đến?

Rõ ràng là vai trò của họ không còn đơn thuần chỉ là cung cấp tài chính cho marketing. Theo như hai hội thảo Roundtable gần đây nhất của R3 với các lãnh đạo tài chính thì các CFO đang dần tham gia nhiều hơn vào các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề tối đa hóa giá trị và tính hiệu quả của những khoản đầu tư vào marketing và digital.

Về bản chất, mối ưu tiên hàng đầu của các CMO luôn luôn là làm sao để xây dựng thương hiệu và dịch vụ. Mối quan tâm hàng đầu của họ là đạt được hiệu suất và hiệu quả trong mỗi chiến dịch, các kênh truyền thông và ngân sách. Tiếp theo có thể kể đến việc gia tăng nhận diện thương hiệu, tính liên quan và sự tăng trưởng. Nhưng trong thế giới của Big Data & Analytics, mọi thứ đang dần thay đổi.

Khi CMO vào vai CFO?

Với xu thế đó, trong tương lai, CMO sẽ khó mà tồn tại nếu không có khả năng chứng minh hiệu quả và hiệu suất của các chiến dịch thông qua các con số. Sẽ có lúc họ cần đến những kĩ năng tài chính để có thể truyền đạt được ý định của mình.

  • Tỉ lệ chi phí quảng cáo trên Doanh số Quảng cáo đến từ Tỉ lệ doanh số – Việc dự báo Ngân sách quảng cáo thay đổi: từ “Chúng ta đã chi trả cho những gì vào năm trước?” sang “Bao nhiêu phần trăm doanh thu đầu tư vào marketing là tốt nhất?” – và marketer dần trở thành những thành phần tham dự sôi nổi cho việc thảo luận này. Apple đang đầu tư 2% doanh số bán hàng vào marketing – và L’Oreal là 30%. Vậy thì đâu mới là tỉ lệ hợp lý?
  • Phân tích giá trị của dự án – Trước đây lĩnh vực marketing trực tiếp bị tách biệt cho quản lý khách hàng, CMO giờ đây có thể truy cập vào nguồn Big Data phù hợp để đầu tư nhiều hơn vào các khách hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Cathay Pacific vừa cho ra mắt phòng chờ hạng nhất tại sân bay Hồng Kông, hay như Peninsula Group cung cấp dịch vụ F&B – nếu không phải khách hàng hàng đầu của họ thì chúc bạn may mắn để tìm cách sử dụng dịch vụ đó. Marketing giữ vai trò chủ đạo cho gói sản phẩm độc quyền này.
  • Chỉ số hiệu quả và không hiệu quả – Chúng ta đã có những dự đoán quá sớm khi mà thực trạng hiện nay từ yếu tố “viral” và miễn phí thì giờ đã trở thành “buyral” và trả phí – việc quản lý một khoản paid media (hiệu quả), thay vì chi phí trả cho agency và khâu sản xuất (không hiệu quả) là cuộc thảo luận thiết yếu. Bất kể chỉ số đó như thế nào nhưng nó nên được bắt nguồn từ một khuôn khổ đo lường marketing phù hợp những cách thức mới của việc “thử nghiệm, học tập và triển khai lại”. P&G công bố trong năm nay dự định cắt giảm 500 triệu đôla Mỹ về truyền thông marketing không hiệu quả – gần như là nhiều hơn tổng ngân sách tiếp thị của họ.

Và khi CFO vào vai CMO?

Việc trò chuyện với 20 CFO trong thời gian qua làm sáng tỏ một điều- họ mong muốn và xứng đáng một vị trí trong mỗi cuộc thảo luận về marketing.

  • Xu hướng về mặt vĩ mô- Tương tự như bức tranh kinh tế tổng thể, những thay đổi trong việc chi trả của người tiêu dùng và những thử thách tương tự. Đây không phải là thời gian tốt để làm việc trong ngành hàng xa xỉ, những phương pháp đo lường chặt chẽ được đưa ra, chẳng hạn như CFO của Pernod Ricard đang nắm giữ vai trò chủ động hơn trong việc đo lường các khoản đầu tư marketing để mang đến kết quả kinh doanh tốt hơn.
  • Thấu hiểu hệ sinh thái thị trường – Chẳng hạn như việc chuyển đổi từ bán hàng tại cửa hàng (in-store) sang thương mại điện tử (e-commerce) – và những ảnh hưởng đến lợi nhuận. CFO của thương hiệu bán hàng thể thao đã làm rõ rằng các cửa hàng của anh ta sắp trở thành “viện bảo tàng” với ngày càng nhiều giao dịch mua sắm qua mạng.
  • Diễn giải cho khoản đầu tư – Chúng ta không nói rằng mọi chuyện đang đi đúng hướng mong đợi và đáng vui mừng nhưng biết đâu được khi mà CFO sẽ giúp marketing trở nên quan trọng và hữu ích bằng cách trình bày việc đầu tư đã mang đến những kết quả khả quan như thế nào.

Một trong những người tham dự, Aashi Sanghvi là trưởng bộ phận tài chính từ Coca- Cola tin rằng “nên biết khi nào nói về “việc kinh doanh” và khi nào thì nói về “tài chính” để sớm có được vị trí trong mỗi cuộc thảo luận về marketing”. Cô cho biết thêm đằng sau thành công của chiến dịch “Share a Coke” là sự đóng góp của các yếu tố khác, ngoài marketing còn có quy trình đóng chai, logistic, trade marketing và ROI được nhìn nhận một cách toàn diện bao gồm nguồn vốn đầu tư ban đầu.

Radi Soemarjono -Lãnh đạo tài chính và chiến lược tại P&G cũng đã thực hiện theo một cách tương tự.

Soemarjono đã nói “Lời phàn nàn thông thường là về việc tài chính bị tiêu hao nhiều hơn để có ROI trong ngắn hạn thay vì mục tiêu nhận diện thương hiệu trong dài hạn”, “Đội ngũ tài chính cần nhận ra rằng sự giảm thiểu đầu tư vào marketing có thể tác động đến thương hiệu, đặc biệt là trong ngành FMCG thì đầu tư ban đầu là rất cần thiết.”

Marketing và tài chính cần song hành cùng nhau ngay từ khi bắt đầu. Điều này không những giúp cho việc xây dựng lòng tin giữa hai bên mà đồng thời còn bổ sung sức mạnh cho nhau. Quan trọng hơn cả là làm sao để cả hai bên đều phải nghĩ về việc kinh doanh trước khi thực hiện công việc chuyên môn của mình.

Hoán đổi vai trò của nhau sẽ không bao giờ là điều dễ dàng nhưng chỉ duy nhất cách đó mới có thể làm cho hai bên cùng nhau làm việc hướng đến kết quả chung.

Chỉ mất 2 tiếng đọc cuốn sách này, bạn sẽ trở thành tay sales cừ khôi

Làm sao để thuyết phục được khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình. Một câu hỏi không đơn giản.

Allan Pease

Và đó cũng là câu hỏi xuyên suốt trong cuộc đời bất cứ người bán hàng nào. Bán được hàng – một mục tiêu vô cùng quan trọng, là sự sống còn của người bán hàng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải người bán hàng nào cũng làm được điều đó.

Quyển sách của tác giả hàng đầu thế giới về ngôn ngữ cơ thể:

Allan Pease sẽ chỉ bạn cách để mở ra một cuộc nói chuyện với khách hàng, từ đó, họ sẽ mở lòng ra và với cả chính bạn, một người bán hàng, việc họ có mua hàng hay không cũng không có quá quan trọng.

Quan trọng là mạng lưới khách hàng của bạn đã được mở rộng và có thể họ sẽ tiếp bạn lần sau, chắc chắn lần này, khả năng mua hàng của họ là rất cao.

Doanh nghiệp nào cũng cần phải bán được hàng mới có lợi nhuận để duy trì công ty cho nên doanh nghiệp nào cũng tuyển người bán hàng, và rất cần người bán hàng giỏi. Với người bán hàng, việc bán hàng không chỉ đảm bảo doanh số của công ty, mà đó còn là việc nuôi sống bản thân và được người khác coi trọng.

Tất nhiên, để trở thành người bán hàng giỏi là không dễ, mà không có công việc nào là dễ cả. Nếu bạn muốn trở thành người bán hàng giỏi thì quyển sách “Câu hỏi là câu trả lời” là cuốn sách được viết ra để dành riêng cho bạn.

Chí tốn 2 giờ đọc sách và kết quả sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ!


Allan Pease là tác giả của cuốn sách “Câu hỏi là câu trả lời”

Allan Pease là tác giả của cuốn sách “Câu hỏi là câu trả lời”

Khi còn là cậu bé, ông đã gõ cửa từng nhà để bán từng miếng xốp rửa chén, năm 19 tuổi, Allan Pease bắt đầu bằng việc bán bảo hiểm nhân thọ và sau đó rất thành công.

Trong “Câu hỏi là câu trả lời” không chỉ giúp bạn bán được hàng mà bạn sẽ có được nhiều kỹ năng tuyệt vời như: Hiểu được ý muốn của khách hàng, hay cách để mở một cuộc nói chuyện với khách hàng, những ngôn ngữ cụ thể của cơ thể để tạo ấn tượng tốt với lần đầu gặp cũng như duy trì cuộc nói chuyện…

Khi ấy bạn sẽ là đối tác với khách hàng, chứ không phải là một người bán hàng đang mong chờ sự giúp đỡ hay thương hại của người mua để họ bỏ tiền ra mua món hàng của bạn.

Quyển sách bao gồm 5 phần với nhiều kỹ năng quan trọng:

Phần 1: Bước đầu tiên với năm quy tắc vàng để thành công trong đó có việc gặp gỡ nhiều người hơn, sử dụng luật bình quân và cải thiện hệ số bình quân của bạn.

Phần 2: Làm thế nào để đạt được sự đồng thuận với kỹ thuật bốn chiếc chìa khóa.

Phần 3: Sáy kỹ năng chiến lược để có phần trình bày ấn tượng.

Phần 4: Sáu phương pháp đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ấn tượng tốt.

Và phần 5: Ngôn ngữ cử chỉ – Cách đọc mật ngữ cơ thể.

Thông tin về tác giả “Câu Hỏi Là Câu Trả Lời”:

Allan Pease được biết đến như một hiện tượng của thế giới với biết danh là “Ngài ngôn ngữ cơ thể” khi quyển sách Ngôn ngữ cơ thể của ông được xuất bản. Ông viết rất nhiều sách và hầu hết nằm trong danh sách bán chạy nhất.

Các quyển sách của Allan Pease đã được dịch ra hơn 51 thứ tiếng với hơn 25 triệu bản đã được bán tại 100 quốc gia. Không những vậy, chương trình truyền hình của ông cũng được khán giả nồng nhiệt, tính đến nay đã hơn 100 triệu lượt người xem trên toàn thế giới.

Allan Pease còn là một diễn giả nổi tiếng. Ông đã đi hơn 60 quốc gia để nói chuyện về đạo tạo và tư vấn bán hàng cũng như đọc vị đối tác. Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ấy vẫn còn là trợ lý của thị trưởng thành phố St. Petersburg đã là học trò của ông và còn là một học trò xuất sắc.

Năm 2013, Allan Pease đến Việt Nam để nói về “Đọc vị đối tác trong đàm phán và bán hàng” cho hơn 300 doanh nhân. Thấy được hiểu quả từ buổi hội thảo này, Allan Pease đến Việt Nam lần 2 vào tháng 7 năm 2015 để chia sẽ tuyệt chiêu cho giám đốc bán hàng.

Khi sếp cho nhân viên thêm ngày nghỉ

Giảm thời gian làm việc mới là biện pháp tốt nhất giúp nhân viên tăng năng suất lao động.

Cho nhân viên nghỉ làm ngày thứ 6 không phải là một ý tưởng quá mới mẻ. Từ năm 2014, các tỷ phú như Carlos Slim hay Larry Page từng nói công khai rằng họ ủng hộ việc rút ngắn thời gian làm việc trong tuần cho nhân viên nhưng vấn đề là đến nay ý tưởng này vẫn chưa trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Tại rất nhiều công ty, đặc biệt là khu vực San Francisco, cung cấp rất nhiều tiện ích cho nhân viên bao gồm những giờ hoạt động nhóm vui vẻ, thẻ thành viên tập thể hình miễn phí, những căn bếp đầy đồ ăn hay bàn chơi game ngay trong công ty. Về cơ bản, những tiện ích này gần như không tồn tại ở giai đoạn khoảng 1 thập kỷ trước đây nhưng hiện nó lại trở nên khá bình thường so với những gì các nhân viên thực sự mong đợi và khiến chúng giảm giá trị.

Đã có rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nói về chế độ phúc lợi dành cho nhân viên và về việc giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là, liệu những thẻ tập thể hình hay đồ ăn miễn phí có phải là cách thức tốt để đạt được mục tiêu kể trên?

Trong cuộc khảo sát gần đây của EY, kết quả cho thấy 1/3 nhân viên nói rằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống với họ đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này càng khẳng định chắc chắn rằng những lợi ích quá bình thường như kể trên hoàn toàn không giúp ích gì trong việc thúc đẩy nhân viên. Chúng đơn giản chỉ tạo ra kỳ vọng (kỳ vọng vào gì thì chưa rõ) và tiêu tốn tiền bạc của doanh nghiệp.

Trong khi hàng loạt quỹ đầu tư và công ty thành công cung cấp rất nhiều chế độ phúc lợi độc đáo cho nhân viên bao gồm tiền nghỉ mát, đền bù học phí đại học hay hỗ trợ nghỉ sinh con dài hạn có trả lương, thì chỉ một số ít trong số đó thực sự giúp nhân viên tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thật sự, và một trong số đó là giảm bớt thời gian làm việc.

Ví dụ, thương hiệu thời trang REI cho nhân viên 2 ngày nghỉ việc có lương mỗi năm gọi là “Yay Days” để tận hưởng những hoạt động bên ngoài. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WWF cũng cho nhân viên nghỉ mỗi ngày thứ 6 hàng tuần và gọi là “Panda Fridays”.

“Chúng tôi cho nhân viên nghỉ làm thứ 6 và vẫn trả lương cho họ. Đây được gọi là “18-Day Work Month” và chúng tôi tin nó là chìa khóa giúp tăng năng suất lao động”, đại diện WWF chia sẻ.

Mọi người có thể thể hiện tốt nhất phong độ của mình khi họ không bị buộc phải tuân theo những giờ làm việc quy định sẵn. Nếu được tập trung cao độ trong suốt giờ làm việc trong tuần và quay trở lại sau thời gian nghỉ cuối tuần dài hơn với cảm giác thư giãn hơn. Kết quả tất yếu là họ sẽ đạt năng suất làm việc cao hơn và quan trọng nhất, cảm thấy hạnh phúc hơn.

Dĩ nhiên, nhiều lãnh đạo sẽ quan ngại vậy nếu nhân viên làm việc ít ngày hơn sẽ khiến công ty kiếm được ít tiền hơn. Tuy vậy trong dài hạn, việc này lại có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty bạn.

Lấy ví dụ về tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Tuyển dụng là vấn đề quan trọng để thu hút nhân tài. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng đều muốn thuê được người giỏi nhất và những ứng viên tốt nhất phải có kinh nghiệm và năng lực tốt.

Nếu bạn có thể kết hợp năng lực tốt với vốn kinh nghiệm dày dặn, lãnh đạo không chỉ đã chọn được một nhân tài hiếm có mà họ còn là người không sợ mắc sai lầm và biết học hỏi từ những sai lầm đó. Đó là sự khôn ngoan. Những ứng viên này sẽ có năng suất làm việc tốt hơn bởi họ có thể làm mọi thứ nhanh và chuẩn ngay lần đầu tiên. Tờ Fortune gọi đây là những người 5x’ers.

Thông thường, những 5x’ers trong suốt sự nghiệp luôn trân trọng thời gian rảnh rỗi hơn đa số những người còn lại. Họ có xu hướng có vợ, gia đình và nhà, có nghĩa là có trách nhiệm và mong mỏi được cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn.

Bằng việc cho nhân viên thời gian làm việc linh hoạt với nhiều thời gian dành cho cá nhân hơn, các lãnh đạo sẽ tạo ra sức hút đặc biệt từ đó thúc đẩy nhân viên làm việc. Ngoài ra về phía doanh nghiệp, các lãnh đạo có thể rút ngắn thời gian đào tạo những người mới hoặc tìm người thay thế và không mất quá nhiều tiền cho việc tuyển dụng.

Khiến nhân viên kiệt sức, mệt mỏi là một trong những chi phí vô hình đắt đỏ nhất mà công ty phải chi trả và là biện pháp khá hà khắc.

Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, để thu hút và giữ chân nhân tài các doanh nghiệp phải cần làm được nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho nhân viên bữa ăn hay thẻ tập miễn phí. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên tạo ra sự khác biệt, cung cấp những phúc lợi độc nhất vô nhị, giúp nhân viên có thể tìm được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Đó là lúc nhân viên của bạn có thể kiểm soát được đâu là thời gian và năng lượng dành cho công việc và đâu là thời gian và năng lượng dành cho cuộc sống cá nhân. Đây là ý tưởng hay mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên cân nhắc nếu muốn công ty của mình đạt năng suất lao động tốt hơn.

Vì sao người lao động muốn làm thêm?

Theo khảo sát của JobStreet.com Việt Nam, có đến 43% người lao động cho biết họ vẫn phải làm việc trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ phép. Điều này dẫn đến việc có trên 60% người lao động cảm thấy áp lực nặng nề khi phải làm việc ngoài giờ.

Để tìm hiểu rõ về việc người lao động có đang quá tải với công việc hay không, đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp để doanh nghiệp thu hút và giữ nhân tài, trong tháng 7/2016, mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam thực hiện khảo sát trên gần 5.500 người lao động về thời gian làm việc hàng ngày, sự can thiệp của công việc vào đời sống cá nhân, khối lượng công việc cũng như những chính sách mà họ đang nhận được để đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Kết quả khảo sát cho thấy, có trên 57% người lao động cho rằng họ đang không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong khi có trên 63% người lao động dưới 1 năm kinh nghiệm không cân bằng được công việc và cuộc sống thì chỉ có khoảng 51% người lao động ở cấp độ quản lý rơi vào tình trạng tương tự. Điều này cho thấy, số năm kinh nghiệm càng tăng, tỷ lệ người lao động không cân bằng được giữa công việc và cuộc sống càng giảm.

Cũng theo kết quả khảo sát, chỉ 11% người lao động cho biết họ không làm thêm giờ nhưng có đến 34,4% phải làm thêm từ 2 – 5 tiếng/ngày. Nói về nguyên do phải làm thêm giờ, chỉ 20% người lao động cho biết họ tự nguyện để nâng cao trình độ, còn lại là do quá tải (32,7%), để kiếm thêm thu nhập (26%) hoặc theo yêu cầu của sếp (20,5%).

Việc không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng được phản ánh qua thời gian người lao động dành cho gia đình và bạn bè. Theo khảo sát, thời gian người lao động dành riêng cho bản thân và các hoạt động với gia đình, bạn bè ở mức khá thấp. Có đến 33% người lao động cho biết họ chỉ có thời gian dành cho gia đình, bạn bè và bản thân vào cuối tuần, 29% dành dưới 3 giờ mỗi ngày cho các hoạt động, sở thích cá nhân và 11% bị công việc chiếm hoàn toàn thời gian trong ngày.

Khi được yêu cầu chọn giữa tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống hay chấp nhận làm thêm giờ để “rộng đường” phát triển sự nghiệp cũng như tăng thêm thu nhập bản thân, có đến gần 50% người lao động chấp nhận làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập, 24% chọn làm thêm giờ để có cơ hội thăng tiến trong tương lai, và 23% cho biết sẽ không làm việc thêm giờ để dành thời gian cho bản thân và gia đình.

Dù nhiều người lao động chọn việc làm thêm giờ để cải thiện thu nhập, khảo sát của JobStreet.com Việt Nam cũng cho thấy có gần 47% không được trả lương ngoài giờ kể cả khi họ làm những công việc mà sếp yêu cầu, 22% cho biết chỉ được trả lương ngoài giờ khi sếp có yêu cầu hoàn thành công việc.

Theo các chia sẻ của doanh nghiệp với JobStreet.com Việt Nam, tỷ lệ nhảy việc cao, khó thu hút ứng viên tài năng là các vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Những khảo sát trong thời gian gần đây cũng cho thấy một số lượng lớn người lao động đang không hài lòng với công việc hiện tại và sẵn sàng chuyển việc khi tìm được cơ hội tốt hơn.

Trong đó, doanh nghiệp hiện vẫn thiếu các chính sách hỗ trợ nhân viên để họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chỉ 12% người lao động cho biết văn hóa của công ty khuyến khích họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 24% cho rằng công ty có chính sách nhưng chưa thực hiện tốt, và có đến 59% nhận định công ty chỉ chú trọng đến kết quả công việc và không có chính sách hỗ trợ nhân viên.

Với mặt bằng thu nhập chung còn thấp so với khu vực và tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, việc cân bằng giữa quyền lợi doanh nghiệp và người lao động vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, các “yếu tố mềm” như đảm bảo con đường sự nghiệp cũng như sự quan tâm đến đời sống tinh thần cho người lao động sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ nhân tài trong thời gian tới.

10 cuốn sách những người kinh doanh nên đọc trước tuổi 30

Những năm tháng tuổi 20 có thể nói là tiền đề để chúng ta gây dựng sự nghiệp cũng như tích lũy kinh tế, tiền bạc cho các kế hoạch trong tương lai. Và trên con đường đó, còn rất nhiều kiến thức, còn rất nhiều kinh nghiệm chúng ta chưa có và cần học hỏi .

Dưới đây là một số cuốn sách về xã hội – kinh tế mà giúp bạn có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về chuyên ngành mình đang theo học/ đang làm, cũng như cho bạn một hướng đi hay giúp bạn “giữ thăng bằng” trên con đường mình đã chọn.

1. Công ty sáng tạo(“ Creativity. Inc” by Ed Catmull)

Trên con đường vun vén cho sự nghiệp, có khi nào bạn nhận ra rằng công việc mình theo đuổi đang dần “ thui chột” sự sáng tạo mà trước đó bạn rất trân trọng?

Đó cũng là câu hỏi mà với cuốn sách” Công ty sáng tạo”, Ed Catmull- đồng sáng lập công ty hoạt hình Pixa, đi tìm câu trả lời, nguyên nhân và giải pháp bằng những kinh nghiệm của mình.

Dù là nhà lập trình, nhân viên ngân hàng hay một nghệ sĩ, bạn đều có cơ hội và khả năng thỏa sức sáng tạo để làm nên những tác phẩm của riêng mình.

2. Đừng đi ăn một mình ( “Never eat alone” by Keith Ferrazi)

Trong cuốn sách, Keith Ferrazi, bằng những kinh nghiệm và trải nghiệm trước đó, đã bày ra trước người những phương pháp mà ông đã sử dụng để tiếp cận, và tạo mạng lưới quan hệ với những người mà ông quý mến, khâm phục từ khi mới chập chững vào nghề cho tới lúc ông trưởng thành trong giới kinh doanh.

“Trong chúng ta ai cũng có khả năng quyến rũ người khác – cho dù đó là đồng nghiệp, người xa lạ, bạn bè, hay sếp của mình. Nhưng có khả năng khác với biết cách vận dụng nó, và đó là lý do tại sao có những người đi qua cuộc đời này lặng lẽ như những cái bóng, trong khi có người luôn thu hút được sự chú ý bất cứ nơi đâu họ xuất hiện.”

Cho nên, đừng bao giờ đi ăn một mình.

3. Thiên nga đen ( “The Black Swan” by Nassim Nicholas Taleb)

Con người chúng ta thường thích nghĩ về những ảo tưởng sự thật được vẽ ra bởi những giả thiết…

Bằng “ Thiên nga đen”, tác giả Taleb đã chỉ ra cách mà một số người đã lầm lẫm khi đặt niềm tin của mình vào những giả thiết( không chắn chắn và thiếu chứng cứ). Và theo quan sát của Taleb thì những hệ thống có cấu trúc chắn chắc nhất lại là những chỗ dễ bị sụp đổ nhất, như là vụ khủng hoảng tài chính những năm 2007- 2008.

Có thể khẳng định , “Thiên nga đen” là cuốn sách sẽ thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới mà chúng ta đang tồn tại.

4. Sức mạnh của thói quen( “ The Power of Habit” by Charles Duhigg)

Không buồn chán và tẻ nhạt như cái tên đầy tính khoa học mà cuốn sách có thể gợi cho bạn, thay vào đó, “ Sức mạnh của thói quen” lại mang đầy sự hữu dụng và thú vị cho những bạn trẻ hướng tới cuộc đời và sự nghiệp viên mãn.

Hãy để ý, cuốn sách muốn truyền tải tới bạn đọc một thông điệp ai cũng biết nhưng hiếm người áp dụng được: Những thói quen, dù cực kì nhỏ nhặt và tiểu tiết đến đâu- như việc hút thuốc hoặc trì hoãn trong công việc, đều có một ảnh hưởng đến sự thành bại trong tương lai.

5. Im lặng – Sức mạnh của người hướng nội ( “Quiet: the power of the world that can’t stop talking” by Susan Cain)

Bẩm sinh bạn là một người hướng nội, và bạn thực sự không muốn thay đổi con người để đổi lấy chuẩn mực “hướng ngoại” của xã hội nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì đích thị cuốn sách này của Susan Cain là dành cho bạn.

Mệt mỏi và khó chịu khi thấy những người hướng nội bị xếp thứ yếu trong xã hội, khi thấy xã hội đề cao những giá trị của hướng ngoại lên trên hướng nội, tác giả Susan Cain đã viết cuốn sách này- cuốn sách được coi là cách mạng của những người hướng nội.

Thích giao tiếp, hoạt ngôn và thích tranh luận ư? Để thành công, theo Susan Cain, bạn- dù hướng nội hay hướng ngoại, cũng chẳng cần phải đi theo những lề lối mà xã hội đã vẽ ra.

6. Điểm bùng phát( “ Tipping point” by Macolm Gladwell)

Giới trẻ chúng ta ngày nay đã quá quen thuộc với mạng xã hội, nhưng sự thật là chúng ta mới chỉ “ chập chững” làm quen với những khái niệm, hình thái mới mẻ của truyền thông.

“Điểm bùng phát”, mặc dù đã xuất bản từ 15 năm trước, vẫn mang những giá trị còn nguyên vẹn, còn chuẩn xác cho tới ngày hôm nay. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những cái nhìn về việc tại sao và như thế nào một xu hướng, một ý tưởng hay một hành vi xã hội có thể vượt qua ngưỡng nhất định- và bùng phát rồi trở nên phổ biến rộng rãi.

7. Quyền lực- vì sao người có kẻ không? (“ Power” by Jeffrey Pfeffer)

Gần như hầu hết những cuốn sách về lãnh đạo thường có tính khuyến khích và tính truyền cảm hứng đối với người đọc. Nhưng “ Quyền lực” của Jeffrey Pfeffer không thuộc tuýp đó. Trái lại, bằng cuốn sách này, Jeffrey đã cố gắng và nỗ lực trong việc phản biện, phản bác những triết lý có phần giản đơn và được lý tưởng hóa thay vì đúng với thực tế cuộc sống.

8. Phi lý trí (“ Predictably Irrational” by Dan Ariely)

Dù muốn mở một công ty, start- up hay đang trên con đường xây dựng nghiệp, thì bạn đều nên trang bị cho mình những kĩ năng “đọc vị” hành vi con người. Và cuốn sách này chắc chắn là điểm khởi đầu tốt cho những người muốn tìm hiểu thêm về tâm lý học hành vi, từ việc tại sao chúng ta luôn trì hoãn trong công việc cho đến việc xác định giá trị của một sản phẩm.

9. Động lực (“ Drive: The surprising truth about what motivates us” by Daniel Pink)

Với “ Động lưc”, Daniel Pink đã tạo một cuộc tranh luận thú vị với bạn đọc: chúng ta đã và đang làm điều gì để tạo động lực cho bản thân? Chẳng phải những tư duy về phương pháp tạo động lực bằng giải thưởng hay thành tích là đã quá cũ kỳ vì nó chẳng hề đem lại những hiệu quả lâu dài? Theo Daniel, để tạo động lực hiệu quả cho bản thân, chúng ta cần phải làm quen với một số giá trị như tư duy độc lập, sự thành thạo và kết quả của công việc.

10. Cho khế nhận vàng(“ Give and Take” by Adam Grant)

Người đời cứ bảo ta rằng, để thăng tiến trong sự nghiệp, phải biết các thói lươn lẹo, ma lanh, khôn lỏi. Liệu điều đó có đúng không?

Nhưng Adam Grant, với cuốn “ Cho khế nhận vàng”, đã chỉ ra rằng quan điểm trên là hoàn toàn lệch lạc, sai lầm. Những người thành công nhất trong lĩnh vực của họ, theo những nghiên cứu ở cuốn sách, thường là những người tạo ra những giá trị cho người khác.

“Cho và nhận là cả một nghệ thuật. Khi cho đi một, bạn sẽ nhận về gấp nhiều lần “(Mark Twain).