Tài sản của Bezos lớn đến mức 88.000 USD đối với ông cũng chỉ như một USD với người Mỹ bình thường.
Category Archives: C.E.O
Nhà sáng lập Jollibee đã xây dựng đế chế fast-food như thế nào?
Có 2 thứ đã dẫn lối cho vị chủ tịch của Jollibee – Tony Tan Caktiong, trên con đường xây dựng công ty: Kinh nghiệm và vị giác của ông.
Khi Jollibee quyết định nhảy sang làm hamburgers thay vì kem vào những năm cuối thập niên 1970, nhà sáng lập của họ Tony Tan Caktiong và vợ của ông Grace đã nếm thử tất cả các loại burgers khác nhau mà họ có thể tìm thấy ở Manila nhằm biết được tất tần tật những hương vị burgers đang có mặt trên thị trường lúc đó.
3 tài sản trong tay ông chủ Jollibee
Ngày nay, dù đã là chủ tịch của Jollibee, Tony Tan Caktiong vẫn đang tiếp tục thực hiện những cuộc khảo sát thị trường với cách làm tương tự. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở quy mô: Tony Tan Caktiong thử nhiều món ăn hơn ở nhiều quốc gia khác nhau.
Trong những năm gần đây, người đàn ông đứng sau chuỗi cửa hàng fast-food phổ biến nhất ở Phillipines dành phần lớn thời gian của mình ở nước ngoài để nếm thử tất cả các món ăn từ Dim Sum tới bánh Taco. Tony Tan Caktiong làm tất cả việc này để hiện thực hóa giấc mơ biến Jollibee trở thành một đế chế toàn cầu trong ngành F&B.
“Chúng tôi vẫn luôn đi nhiều nơi và thử những món ăn mới, rồi lại tiếp tục và thốt lên: Món này thật tuyệt”. Tony Tan Caktiong nói như vậy với các phóng viên vào cuối tháng sáu, ngay trước chuyến bay đến Hong Kong và Trung Quốc đại lục, những nơi được ông xem là trụ cột trong sự phát triển toàn cầu của Jollibee.
Khi Tony Tan Caktiong tìm được những thứ làm mình thật sự thích thú, ông ấy sẽ yêu cầu các ngân hàng đầu tư hoặc các nhà cung ứng kết nối với những mục tiêu tiềm năng đó.
Trong cuộc săn lùng để mua lại những công ty mới, Tony Tan Caktiong có trong tay 3 thứ: Khoản tài chính 1 tỷ USD, hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B và … vị giác của mình.
Từ đứa trẻ kén ăn đến ông chủ trong ngành hàng ăn uống
Tony Tan Caktiong được sinh ra trong một gia đình nhập cư đến từ tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc. Bố của ông từng làm đầu bếp tại một tu viện Phật giáo ở Manila trước khi tự tay mở một nhà hàng ở Davao, miền nam Phillipines.
Chính điều này đã giúp Tony Tan Caktiong có cơ hội quan sát cách vận hành một nhà hàng từ bé. Ông cũng sở hữu một khả năng trời phú trong việc đánh giá các món ăn.
Tony Tan Caktiong là con thứ 3 trong một gia đình 7 anh em. Năm 2013, ông kể với phóng viên của Forbes: “Mẹ của tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất trong nhà vì tôi là đứa trẻ khó tính trong việc ăn uống trong khi các anh em của tôi lại sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì”.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Tony Tan Caktiong bắt đầu sử dụng những khả năng này của mình để khởi nghiệp. Năm 1975, Tony Tan Caktiong cùng vợ mở hai cửa hàng kem nhượng quyền Magnolia ở ga tàu điện ngầm Manila. Để cạnh tranh với các đối thủ, cửa hàng của ông sử dụng những chiếc muỗng kem lớn hơn. Nhưng người Phillipines lại thích ăn đồ nóng trước khi dùng thức ăn lạnh như kem. Sự thật này đã đưa vợ chồng Tony Tan Caktiong đến với quyết định bán thêm bánh sandwich rồi sau đó là burger.
3 năm sau, họ giới thiệu một loại hamburger mới có tên Yumburger. Món ăn này sau đó cực kì đắt hàng. Và điều này đã thúc đẩy vợ chồng Tony Tan Caktiong tiếp tục đưa vào menu của Jollibee những món mới như gà rán, pasta và các món ăn bản địa của người Phillipines.
Tony Tan Caktiong từng nói với những cộng sự của mình rằng ông khát khao tạo ra một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. “Đó là khi chúng tôi mới chỉ có 5 cửa hàng và vài người đã cười khi nghe thấy nó, nhưng tôi chưa bao giờ đùa cả.”
Chú ong đỏ từ Philippines và người khổng lồ McDonald’s
Quyết tâm của Tony Tan Caktiong đối mặt một thử thách khó khăn khi McDonald’s đặt chân vào thị trường Philippines vào năm 1981.
“Nhiều người bạn có ý tốt khuyên chúng tôi nên bán đi chuỗi cửa hàng nhỏ của mình khi nó vẫn còn hoạt động tốt. Sau tất cả, làm thế nào một công ty nhỏ bé của Philippines với chỉ 5 cửa hàng lại có thể đấu lại một công ty đa quốc gia hàng đầu trong chính lĩnh vực mà họ đã phát minh – hamburger?”, ông nhớ lại bài phát biểu của mình năm 2013, tránh nhắc đến trực tiếp tên chuỗi cửa hàng fast-food lừng danh của Mỹ.
Tony Tan Caktiong còn nói đùa rằng nếu nghe theo lời khuyên của bạn mình, chắc hẳn giờ ông ấy đang đứng lật bánh burger cho chính công ty mà bất kì ai cũng đều biết.
Chú ong đỏ – biểu tượng của Jollibee ngày nay được Tony Tan Caktiong giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980. Chú ong Jollibee đã giúp thương hiệu này càng được yêu thích hơn, đặc biệt đối với trẻ em Philippines khi chúng luôn muốn được bố mẹ tổ chức sinh nhật tại các cửa hàng Jollibee.
Kristelle Batchelor từng là một đứa trẻ như thế. Ngồi trong một cửa hàng Jollibee tại quận Queens, New York, Kristelle chia sẻ rằng cô đến những cửa hàng ở nước ngoài của Jollibee để vơi đi nỗi nhớ nhà. Nữ tiếp viên hàng không 23 tuổi đang sống tại New York cũng nói thêm: “Tôi thích ngồi xung quanh những người Philippines và mùi vị ở cửa hàng này gợi nhớ về tuổi thơ của tôi”.
Thương hiệu Jollibee đã trở thành một biểu tượng đến nỗi khi đầu bếp – người dẫn chương trình truyền hình ẩm thực nổi tiếng Anthony Bourdain ghi hình một chương trình tại Philippines vào năm 2016, ông đã ghé qua một cửa tiệm Jollibee. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã khiến người dân Philippines cảm thấy quý mến mình và làm lu mờ những người biểu tình chống lại việc nhập khẩu rác từ Canada vào quốc gia này khi ông đến một cửa hàng Jollibee ở Manila vào năm ngoái.
Nhiều năm về trước, khi được hỏi tại sao lại chọn chú ong làm biểu tượng của Jollibee, Tony Tan Caktiong nói rằng con vật này đại diện cho những tính cách đặc trưng của người Philippines: Chăm chỉ, lạc quan và vui vẻ. Và chính những đức tính này cũng tồn tại bên trong con người của ông.
Nối gót Apple, Amazon cán mốc 1.000 tỉ USD
Chỉ khoảng hơn một tháng sau ngày Apple cán mốc lịch sử, Mỹ có doanh nghiệp nghìn tỉ USD thứ nhì.
Theo CNBC, giá trị thị trường hãng thương mại điện tử Amazon chạm 1.000 tỉ USD ngày giao dịch 4.9 (giờ Mỹ), trở thành doanh nghiệp đại chúng thứ nhì nước Mỹ đạt nghìn tỉ đô, sau Apple.
Cổ phiếu Amazon tăng gần 2% lên mốc cao nhất là 2.050,5 USD/cổ phiếu trong buổi sáng giao dịch, dù chỉ cần 2.050,27 USD/cổ phiếu là đã giúp doanh nghiệp đạt nghìn tỉ đô. Amazon có tổng cộng hơn 487,74 triệu cổ phiếu, theo báo cáo hằng quý mới nhất mà hãng công bố hồi tháng 7.
Giới phân tích cho rằng danh mục đầu tư đa dạng chính là lý do khiến giá trị Amazon bay cao. Chuyên gia Gene Munster của hãng Loup Ventures cho biết: “Amazon cho giới đầu tư niềm tin rằng họ có thể tiến lên và tạo đột phá trong nhiều thị trường, hệt như cách họ đã làm với ngành bán lẻ”.
Hãng thương mại điện tử số một Mỹ có dịch vụ Amazon Web Services tăng trưởng đặc biệt ấn tượng. “Đúng, Amazon thực sự làm tốt trong ngành bán lẻ trực tuyến, song cổ phiếu của họ bay cao khi họ cho thấy rằng mình cũng có thể thành công ở mảng đám mây. Giống như cổ phiếu Amazon đổi mã từ AMZN sang AWS vậy”, nhà phân tích Mark Mahaney của RBC Capital Markets nói.
Apple chạm nghìn tỉ đô vào đầu tháng 8 sau khi báo cáo kết quả kinh doanh hằng quý khả quan. Amazon lên ngưỡng tỉ đô chậm hơn Apple khoảng 5 tuần. Trước đó, hai công ty danh tiếng Thung lũng Silicon so kè nhau trong cuộc đua 1.000 tỉ USD, song Apple có phần nhỉnh hơn.
Hãng táo khuyết vượt mốc 900 tỉ USD vốn hóa 8 tháng trước Amazon. Amazon đạt mốc này vào tháng 7.2018, quanh ngày ưu đãi mua sắm Prime Day lớn thường niên. Cổ phiếu Amazon tăng hơn 70% từ đầu năm 2018, tăng hơn gấp đôi trong 12 tháng qua. Cùng giai đoạn, chỉ số S&P 500 chỉ tăng lần lượt 8% và 16%.
CEO Vingroup: Chúng tôi sẽ “mồi” vốn nghìn tỷ hỗ trợ khởi nghiệp
Xác định công nghệ sẽ là hướng đi chủ lực, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vingroup cho biết sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho hướng đi mới này.
Ngày 21/8, Vingroup bất ngờ công bố đầu tư mạnh mẽ để trở thành Tập đoàn công nghệ; đồng thời hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ sinh thái cộng đồng startup, với khát vọng góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ thế giới. Ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup đã chia sẻ với phóng viên xung quanh định hướng hoàn toàn mới này.
Công nghệ sẽ là lĩnh vực số 1 của Vingroup
* Từ việc đầu tư vào sản xuất ô tô rồi đến điện thoại và giờ là chuyển hướng trọng điểm sang công nghệ. Có phải Vingroup đang xa rời dần các lĩnh vực kinh doanh trước đây là cốt lõi như bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục…, thưa ông?
Vingroup không xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, chúng tôi chỉ bổ sung thêm các lĩnh vực mới để làm hoàn hảo thêm hệ sinh thái của mình. Định hướng là trong vòng 10 năm tới, Vingroup sẽ trở một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ có tầm quốc tế. Trong đó, công nghệ sẽ là hướng đi chủ lực.
* Vậy tương lai của sự thay đổi này sẽ như thế nào, thưa ông?
Mảng thương mại dịch vụ hiện có sẽ được tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động để làm chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, đồng thời cung cấp môi trường thực nghiệm đa dạng, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ – công nghiệp.
Mảng công nghiệp gồm ô tô và sắp tới là điện thoại và các đồ gia dụng điện tử như TV thông minh, điều hòa thông minh, tủ lạnh… cũng sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Riêng mảng công nghệ, Vingroup xác định ba mũi nhọn chính để thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ.
* Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về ba mũi nhọn chính trong chiến lược phát triển công nghệ?
Đầu tiên là thành lập Công ty VinTech nhằm tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng, để phát triển sản xuất phần mềm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển nguyên vật liệu thế hệ mới, lập chuỗi các Viện như Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT)… Tiếp theo là đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội.
Thứ ba là lập ra các Quỹ như Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, ý tưởng trên phạm vi toàn cầu và Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ các dự án trong nước, hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam…
Ngày 21/8 vừa qua, chúng tôi đã đồng loạt ra mắt 1 công ty, 2 viện nghiên cứu, 1 Quỹ hỗ trợ trong nước và tiến hành ký kết với hơn 50 trường Đại học hàng đầu về công nghệ để chuẩn bị nguồn nhân lực trong 10 năm tới.
* Vâng, đó chính là điều tiếp theo chúng tôi muốn ông giải đáp. Quy mô lớn là lợi thế nhưng cũng là sức ỳ với bất cứ tổ chức nào, nhưng dường như Vingroup đang triển khai mọi việc với tốc độ thần tốc….
Bạn đừng quên slogan của chúng tôi là: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” và phong cách của chúng tôi là “miệng nói, tay làm”(cười). Thực tế, sau 25 năm phát triển, Vingroup đã có thay đổi cơ bản về quản trị. Hiện tại, chúng tôi theo mô hình holdings, các Công ty thành viên (P&L) chủ động công việc, bộ máy tập đoàn chỉ tư vấn, kiểm soát, đánh giá nên Vingroup luôn duy trì được sự gọn nhẹ và năng động. Công ty VinTech chúng tôi mới thành lập trong lĩnh vực Công nghệ – Công nghiệp cũng sẽ hoạt động theo mô hình độc lập như vậy.
“Cho không” nghìn tỷ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
* Được biết, Vingroup bước đầu đã đầu tư hàng nghìn tỷ cho hướng đi mới này. Tiềm lực tài chính quả là lợi thế rất lớn của Vingroup…
Chúng tôi lại cho rằng, không chỉ tiền là đủ. Vingroup đã nghiên cứu rất kỹ mô hình của Silicon Valley, muốn thành công cần có hệ sinh thái hỗ trợ. Vì thế, bên cạnh việc tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu các nguyên vật liệu thế hệ mới, chúng tôi sẽ xây dựng khu tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao mang tên VinTech City theo mô hình Silicon Valley.
Trong đó, chúng tôi không chỉ xây dựng ra các toà văn phòng, được trang bị đầy đủ hệ thống từ máy tính mà hỗ trợ đầy đủ về hệ sinh thái cần thiết, đi cùng đó là hỗ trợ về pháp lý, nhân sự, thủ tục hành chính, kế toán… Trong thời gian 1-3 năm đầu, các công ty công nghệ khởi nghiệp sẽ được miễn phí toàn bộ chi phí thuê văn phòng và 1 phần hoặc toàn bộ các phí dịch vụ còn lại.
Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN của Vingroup có mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ.
* Người ta vẫn nói “không có bữa trưa nào miễn phí” – các startup sẽ phải trả lại gì cho Vingroup, thưa ông?
Phần hỗ trợ là cho không, các dự án họ làm xong thì họ hưởng. Trong điều kiện cần vốn để phát triển thêm, cần chúng tôi đầu tư thì chúng tôi sẽ nghiên cứu thấy phù hợp sẽ hợp tác, hoặc không sẽ tư vấn, giúp đỡ gọi đầu tư. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, chúng tôi có các Quỹ đầu tư, không phải 1 mà là 2 quỹ. Thứ nhất là Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu KH-CN có mức đầu tư là 2.000 tỷ đồng, thứ hai là quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD, để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ. Tôi cho rằng như vậy chúng ta mới có đủ điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp thuận lợi.
* Nhưng với cách làm đó ông có nghĩ rằng các bạn trẻ khởi nghiệp sẽ ỷ lại việc được hỗ trợ từ Vingroup không?
Đây không phải bao cấp, mà là sự hỗ trợ mang tính thúc đẩy và gỡ bỏ một phần các áp lực. Chúng tôi biết các nhà khởi nghiệp trẻ về công nghệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cản trở nên chúng tôi tạo chất xúc tác, như “mồi câu” ban đầu giúp mọi người có nền tảng để phát triển, từ đó thúc đẩy cho ngành công nghệ nước ta phát triển. Chúng tôi hỗ trợ 3 năm đầu và sản phẩm của họ phải chứng minh được tính hiệu quả. Và chúng tôi cho đó là trách nhiệm xã hội của Vingroup với đất nước.
* Xin cảm ơn ông!
Lan Anh
* Nguồn: Người đồng hành
Steve Jobs: Chỉ khi đảm bảo 2 yếu tố này, bạn mới có thể thành công
Steve Jobs chia sẻ rằng tất cả những người muốn xây dựng sự nghiệp thành công, nhất định phải biết rõ 2 yếu tố đơn giản mà đặc biệt quan trọng này.
Steve Jobs – nhà đồng sáng lập Apple. Ảnh: SlashGear |
Ngày hôm nay, có lẽ cái tên Steve Jobs đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Doanh nhân quá cố nổi tiếng trên toàn thế giới thông qua việc cùng với Steve Wozniak xây dựng, phát triển công ty công nghệ Apple và góp phần đưa nó lên vị trí như ngày hôm nay. Được biết, giá trị vốn hóa thị trường của Apple hiện đã lên tới hơn 900 tỷ USD, theo Bloomberg.
Từng bị buộc phải rời khỏi công ty do chính mình thành lập vì xung đột trong cung cách quản lý, Steve Jobs đã quay lại Apple vào năm 1997 và một lần nữa lèo lái “tâm huyết” của mình. Theo nhà đồng sáng lập của Apple, 2 yếu tố cần thiết để xây dựng một công ty thành công là: Đam mê và con người.
Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới
Sau 12 năm vắng bóng, Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997 và đã tổ chức một buổi gặp mặt tại công ty. Trong buổi gặp mặt đó, ông đã chia sẻ vai trò của niềm đam mê trong việc làm sống lại thương hiệu Apple là như thế nào: “Apple không chế tạo ra những cái hộp để giúp người khác làm công việc của họ, dù chúng ta có thể làm tốt điều đó. Apple phải làm nhiều hơn thế. Giá trị cốt lõi của công ty là: Chúng ta tin rằng những người sống với đam mê của mình có thể thay đổi thế giới và khiến nó trở nên tốt đẹp hơn”.
Năm 2005, Jobs nhắc lại chủ đề này trong bài diễn văn nổi tiếng của mình tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Stanford: “Bạn phải tìm kiếm ra điều khiến bạn đam mê. Cách duy nhất để làm nên điều vĩ đại là yêu việc mình làm. Nếu bạn chưa tìm thấy, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng an phận. Vì với tất cả trái tim mình, bạn sẽ nhận ra khi tìm thấy nó”.
Mọi người nói rằng bạn cần rất nhiều đam mê với những gì bạn đang làm. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi việc tạo ra những thứ có giá trị thực sự rất khó khăn. Đam mê là nguồn động lực lớn nhất giúp bạn theo đuổi mục tiêu của mình. Nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ từ bỏ trước những trở ngại. “Đó là điều thực sự khó. Để tạo dựng nên những giá trị lớn, bạn phải kiên trì trong thời gian dài. Nếu bạn không yêu thích, không hào hứng khi làm việc, bạn sẽ từ bỏ mọi thứ sớm thôi… Điều đó xảy ra với hầu hết mọi người”, Jobs chia sẻ.
Hãy tìm những người đồng sự thông minh và yêu công ty
Bên cạnh đam mê, đối với Steve Jobs, một yếu tố quan trọng khác để xây dựng doanh nghiệp thành công là khả năng thu hút và giữ chân người tài. Ngay từ khi tuyển dụng, Steve Jobs đã luôn chọn những người đúng đắn và thích hợp nhất. Vậy, theo quan điểm của ông chủ Apple, thế nào là một nhân sự đúng đắn nhất?
Tất nhiên, tài năng là yếu tố số 1. Nhưng xa hơn nữa, Jobs muốn những người cùng làm việc với mình có một phẩm chất khác. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Fortune vào năm 2008, ông nói rằng: “Tôi muốn làm việc cùng những người thật sự thông minh. Nhưng vấn đề quan trọng nhất với tôi, đó là lời đáp cho câu hỏi “Bạn sẽ yêu Apple chứ?”. Nếu câu trả lời là có, mọi thứ sẽ diễn ra theo tự nhiên thôi. Họ sẽ muốn điều tốt nhất cho Apple, trước khi làm bất kỳ điều gì cho bản thân họ, cho Steve Jobs hay bất kỳ ai khác”.
Nhà đồng sáng lập Apple cũng thường tuyển dụng những người có xu hướng giống mình: Suy nghĩ khác biệt giống như câu slogan nổi tiếng của Apple: “Think different”. Những người mà Steve Jobs lựa chọn sẽ mang sứ mệnh của Apple ngay từ đầu. Họ là những người đồng hành trung thành nhất, tự họ sẽ giữ chân mình một cách hiệu quả nhất.
Đối với nhiều người, Steve Jobs không được đánh giá là một người lãnh đạo tuyệt vời. Thậm chí, có nhiều tranh cãi xung quanh chính sách quản lý khắt khe của ông tại Apple. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, điều đó đã góp phần nâng Apple lên một tầm cao mới của sự sáng tạo và đổi mới.
Tôn chỉ của Steve Jobs truyền cảm hứng cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới, thúc đẩy mọi người vượt qua các giới hạn và chúng cũng là những sợi dây kết nối, giữ chân các nhân tài xuất chúng dưới thời của ông. Đó là một cơ sở quan trọng để Apple trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.