Author Archives: Hung Dao

CEO Vietjet: ‘Đừng sợ công nghệ 4.0 sẽ khiến bạn mất việc’

Công nghệ 4.0 giúp tăng năng suất lao động, tạo thêm việc làm ở lĩnh vực sáng tạo, gia tăng giá trị cho cộng đồng xã hội, theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Hà Nội, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc Vietjet đã có bài phát biểu trước hơn 1.000 CEO, lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Là một trong những phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn, nữ tỷ phú cũng là diễn giả duy nhất đại diện cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong phần thảo luận và trao đổi về kinh nghiệm kinh doanh thành công tại diễn đàn mang tầm vóc thế giới này.

Phát biểu về công nghệ 4.0, CEO Vietjet nhìn nhận công nghệ chỉ là công cụ, phương tiện để hiện thực hóa ước mơ của con người. Vì thế đừng e ngại công nghệ 4.0 làm mất đi công ăn việc làm mà nên đón nhận xu hướng, ứng dụng vào thực tiễn để tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm ở các lĩnh vực sáng tạo và văn minh hơn. Cuộc cách mạng này sẽ giải phóng con người khỏi lao động chân tay, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn, mang tới nhiều giá trị hơn cho bản thân người lao động, cho doanh nghiệp, cộng đồng cùng xã hội.

Nữ tỷ phú nêu ra ví dụ về Vietjet dù ra đời trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đặt mục tiêu hoạt động với tinh thần dẫn đầu xu thế và tạo ra những cái mới. Mặc dù thời điểm ấy, thị trường chưa có khái niệm Cách mạng Công nghệ 4.0 nhưng hãng hàng không đã lựa chọn ứng dụng công nghệ số hóa và tự động hóa cao nhất vào hoạt động doanh nghiệp của mình.

Vietjet lựa chọn ứng dụng công nghệ số hóa và tự động hóa cao nhất vào hoạt động doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu.

Bằng những thay đổi dịch vụ hàng không và phương thức phục vụ trong ngành đặc thù này, hãng đã góp phần tạo nên những tiến bộ tích cực trên thị trường. Nhớ lại 5-7 năm trước, vé máy in bằng giấy, thanh toán bằng tiền mặt, check-in thủ công, hóa đơn chứng từ cuối tháng…. Nhưng hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là tất cả mọi người ở bất cứ đâu trên khắp vùng miền, trên thế giới đều có thể đặt vé, thanh toán, check – in… Khách hàng còn có thể mua các dịch vụ cùng với vé máy bay, mua suất ăn, hành lý, mua khách sạn, mua dịch vụ vận chuyển ô tô… ngay trên điện thoại. Nhờ đó, giấc mơ mọi người đều được đi máy bay ngày càng trở nên thực tế.

“Chúng tôi mang đến sự thay đổi không chỉ cho người Việt, thị trường nội địa. Nhiều khách hàng của chúng tôi tới từ Đài Loan, Hàn Quốc, Myanmar… cũng là những người lần đầu tiên đi máy bay”, CEO Vietjet chia sẻ.

Hãng còn hướng tới những khách hàng không biết tiếng Anh, thậm chí không biết đọc, biết viết. Chỉ với một điện thoại thông minh và những hướng dẫn đơn giản, khách hàng đã có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục và có chuyến bay tốt đẹp.

Ngay từ ngày đầu cất cánh, Vietjet đã tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động, từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý kỹ thuật, quản lý tài chính… Hãng đầu tư đội bay hiện đại với xu hướng công nghệ mới nhất đảm bảo điều hành an toàn, chính xác, kịp thời đồng thời đem đến trải nghiệm bay thoải mái và thú vị cho hành khách. Sự tham gia thị trường của Vietjet cũng kích thích những thay đổi tích cực đối với thị trường hàng không, ngành hàng không và giao thông nói chung. Cụ thể là việc liên tục xây mới, mở rộng các sân bay, thay đổi phương thức quản lý, khởi động các dự án đào tạo, kỹ thuật, sản xuất linh kiện, thay đổi chính sách và ngày càng tiệm cận với thế giới phẳng, toàn cầu hoá.

Vietjet sẽ tập trung ứng dụng công nghệ 4.0 để phục vụ khách hàng trong giai đoạn sắp tới.

“Bằng những cách cụ thể và giản dị, chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu trong xu thế số hóa, tự động hóa cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đảm bảo mục tiêu kết nối tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo”, CEO Vietjet nói.

Cùng với việc tập trung đầu tư cho công nghệ, Vietjet nỗ lực và kiên trì từng bước thay đổi những thói quen về nhận thức và tiêu dùng. Mục tiêu tiếp theo của hãng là ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ khách hàng hài lòng nhất.

Vietjet hướng tới xây dựng hãng hàng không phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng của hành khách, kết hợp thương mại điện tử và các hệ thống phân phối hàng tiêu dùng, logistics. Điều này có được nhờ sự hợp tác hiệu quả từ những đối tác toàn cầu và trong nước như Google, Facebook, Amazon, FPT, VNPT, Viettel, cùng hợp tác phát triển thương mại điện tử, các dự án Big Data, nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain và các giải pháp công nghệ tiên tiến.

“Chúng tôi gọi đó là Consumer Airlines – hãng hàng không phục vụ mọi yêu cầu tiêu dùng của con người”, vị CEO nhấn mạnh.

Vietjet xây dựng và kết nối mạng bay toàn cầu thông qua hệ thống liên danh (interlines) với các hãng hàng không khác. Đối tác được lựa chọn là những hãng hàng không hàng đầu trên thế giới ở khu vực Trung Đông, châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu… Khách hàng có thể bay tới bất cứ quốc gia nào trên thế giới qua hệ thống công nghệ kết nối tự động và những chuẩn mực về khai thác, vận hành, an toàn, an ninh và dịch vụ đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế của các hãng hàng không lớn này.

Chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã truyền cảm hứng cho các doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tại hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội.

Nữ tỷ phú đánh giá nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp Việt nói riêng và ASEAN nói chung hoàn toàn tự tin về nội lực, bất chấp những thách thức và hạn chế của môi trường xung quanh. Việt Nam có nhiều thuận lợi khi sở hữu thị trường dân số đông, trẻ, tỷ lệ sử dụng Internet cao. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức có thể tiếp tục tới từ chính sách quản lý, hạ tầng viễn thông và Internet cần phát triển kịp nhu cầu của nền kinh tế. Nhưng thách thức lớn nhất, quan trọng nhất với doanh nghiệp và những người lãnh đạo là bản thân các doanh nghiệp và doanh nhân phải chịu đổi mới, dẫn đầu xu thế cách mạng 4.0 để nắm bắt những cơ hội cho doanh nghiệp của mình, tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

“Đừng tiết kiệm giấc mơ. Hãy mơ những giấc mơ to lớn và biến hoài bão thành hiện thực bằng hành động mỗi ngày, mang tinh thần số hóa và tự động hóa của cuộc cách mạng 4.0 vào đời sống, vào mỗi quy trình vận hành doanh nghiệp”, nữ tỷ phú khuyến khích những doanh nhân khởi nghiệp.

Tại sao nhân viên Zara lại chăm chú nhìn khách hàng?

Tại Zara, việc các nhân viên bán hàng nhìn chăm chú khách hàng lại là một phần nhiệm vụ của họ và đây lại là một phần yếu tố làm nên thành công của hãng.

Với những chị em thích đi mua sắm, việc lượn quanh các gian hàng không chỉ đơn giản là một niềm vui. Tất nhiên, không phải ai cũng thích nhân viên bán hàng nhìn chăm chú vào mình khi đi mua, hay tồi tệ hơn là có thái độ không phù hợp.

Tuy nhiên tại Zara, việc các nhân viên bán hàng nhìn chăm chú khách hàng lại là một phần nhiệm vụ của họ và đây lại là một phần yếu tố làm nên thành công của hãng.

Theo tờ Mirror, những nhân viên Zara không nhìn bạn chăm chú vì sợ bạn ăn cắp hay để đồ lung tung mà để đánh giá phản ứng của khách hàng với quần áo của hãng.

Zara là một thương hiệu đồ “ăn liền” với tốc độ thay đổi chóng mặt. Không như những hãng thời trang truyền thống khác, Zara thay đổi sản phẩm bày bán của mình 2 lần mỗi tuần bát cứ khi nào quản lý chi nhánh gửi đề nghị đến cho tổng bộ.

Những đề nghị này dựa trên doanh số bán hàng từ mỗi cửa hàng cùng phân tích phản ứng của khách hàng đến các sản phẩm. Bởi vậy khi những nhân viên Zara soi bạn kỹ thì đừng phiền lòng, họ đơn giản chỉ muốn xem bạn phản ứng thế nào về sản phẩm mà thôi.

Rõ ràng, những nhân viên cửa hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và việc chiều theo thị hiếu này có thể làm tăng doanh số, qua đó gián tiếp tăng thu nhập cho các nhân viên.

Bí mật thành công của Zara

Nếu bạn là người sành về thời trang, chắc chắn cái tên Amancio Ortega không xa lạ khi ông là người sáng lập nên hãng Zara. Theo công ty chủ quản Inditex ngày nay, doanh số của Zara đạt mức kỷ lục trong 6 tháng đầu năm nay và lợi nhuận tăng 3% lên 1,2 tỷ Bảng Anh.

Năm 1975, Ortega và vợ mở cửa hàng thời trang Zorba tại Tây Ban Nha, nhưng một quán bar gần đó đã lấy cái tên này và họ buộc phải thay đổi thành Zara. Đến năm 1983, công việc làm ăn thành công khiến họ mở được 9 cửa hàng trên khắp Tây Ban Nha. Thế rồi công ty mở rộng sang Bồ Đào Nha và Mỹ. Sau khoảng 40 năm, Zara đã có 7.000 cửa hiệu trên toàn thế giới.

Vậy đâu là bí quyết làm nên sự thành công của thương hiệu “ăn liền” này?

Nếu không có Ortega, có lẽ bây giờ chúng ta chưa biết đến thế nào là ngành thời trang “ăn liền”. Thời điểm năm 1998, một bộ trang phục từ lên ý tưởng, thiết kế, đi qua sàn diễn và bày bán ở ngoài cửa hàng mất 6 tháng trời. Tuy vậy với Zara, thời gian để đánh giá thị hiếu khách hàng, thiết kế sản phẩm và sản xuất để đến tay khách hàng nhanh hơn nhiều.

Thông thường người tiêu dùng phải đợi chờ hàng tháng cho những bộ quần áo thiết kế theo đúng nhu cầu thì giờ đây Zara có thể chỉ làm trong vòng 1 tuần. Sự kết nối chặt chẽ giữa các cửa hàng, tổng bộ thiết kế và nhà máy sản xuất giúp Zara đạt được hiệu suất tuyệt vời so với những công ty thời trang truyền thống.

Lẽ đương nhiên, khi khách hàng được thăm dò đúng nhu cầu nhờ nhân viên cửa hàng và số liệu doanh số, lại được đáp ứng nhanh chóng thì thành công là điều không thể tránh khỏi.

Một yếu tố nữa làm nên thành công của Zara là khả năng thiết kế. Không như những hãng thời trang truyền thống khác chỉ tập trung 1 bộ thiết kế cho mỗi mùa, Zara luôn chuẩn bị nhiều phương án và nhanh chóng sản xuất đưa vào kinh doanh cho mỗi bộ thiết kế. Họ chấp nhận những lỗi sai nhỏ và liên tục cải tiến cho những lần thiết kế sau.

Phương pháp này khiến khách hàng tại Zara ngày càng hài lòng khi mua sắm tại đây khi dường như các sản phẩm của hãng luôn được cải thiện hàng tuần để đáp ứng nhu cầu.

Những yếu tố này đã khiến Zara thành công, nhưng trớ trêu thay chúng lại được học tập nhanh chóng bởi hàng loạt đối thủ. Thậm chí, sự bành trướng của thương mại điện tử cũng khiến Zara phải xem xét lại hệ thống phân phối của mình.

Bất chấp điều đó, Zara vẫn tự tin với 7.475 cửa hàng tại 96 thị trường của mình. Công ty hiện là hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới với doanh số thuần 10,7 tỷ Bảng Anh (13,96 tỷ USD). Hệ thống đặt hàng online của hãng cũng xử lý khoảng 249.000 đơn hàng mỗi giờ.

Thời Đại

Tăng trưởng du khách quốc tế tại Việt Nam đứng thứ 3 thế giới

Việt Nam đứng thứ 3 trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2017.

Kết quả trên được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra trong báo cáo “Điểm nhấn du lịch 2018”, xem xét, thống kê lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2017.

Theo đó, cùng với Ai Cập (tăng 55,1%) và Togo (tăng 46,7%), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 (tăng 29,1%) trong top 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2017.

Việt Nam đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế. Ảnh: Ngọc Dương.

Tiếp theo là Georgia (tăng 27,9%), Palestine (tăng 25,7%), Niue (tăng 25,4%), Nepal (tăng 24,9%), Israel (tăng 24,6%), Quần đảo Bắc Mariana (tăng 24,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 24,1%) và Iceland (tăng 24,1%).

Đồng thời, với tốc độ tăng trưởng 30%/năm, Việt Nam cũng có mặt trong top 6 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới, đứng đầu châu Á.

Cũng mới đây, ngành du lịch Việt Nam tự hào lần đầu tiên vinh dự nhận giải “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 25 (World Travel Awards) diễn ra tại Hồng Kông (Trung Quốc) hồi đầu tháng 9.

Những tín hiệu đáng mừng trên cho thấy du lịch Việt đang ngày càng khẳng định vị thế, quyết ghi danh vào bản đồ du lịch thế giới.

Go-Viet, doanh nghiệp Việt hay cánh tay nối dài của đại gia ngoại?

Dù cả Go-Jek và Go-Viet luôn khẳng định Go-Viet là công ty Việt Nam, vẫn không khó để thấy gã khổng lồ đến từ Indonesia không đơn thuần chỉ đứng sau hỗ trợ công nghệ và nguồn vốn.

“Go-Việt là một doanh nghiệp Việt Nam” – Thông điệp này được lặp đi lặp lại tại sự kiện ra mắt chính thức của Go-Viet tại Hà Nội chiều 12/9.

Mới thành lập được 6 tháng với vốn điều lệ chỉ 2 tỷ đồng, tuy nhiên Go-Viet đang làm được nhiều điều và có được nhiều thuận lợi mà các doanh nghiệp nội cùng ngành không thể: Thách thức vai trò của Grab, khiến đại gia Đông Nam đang thống lĩnh thị trường Việt Nam phải có điều chỉnh chính sách để giữ thị phần. Go-Viet cho biết chỉ sau 6 tuần thử nghiệm tại TP.HCM, doanh nghiệp này đã thống lĩnh 35% thị phần xe ôm công nghệ.

‘Chúng tôi là công ty Việt Nam’

Gia nhập thị trường trong bối cảnh ông lớn gọi xe công nghệ Grab đến từ Malaysia ở vị trí độc tôn, Go-Viet nhấn mạnh yếu tố Việt Nam trong nhận diện của người dùng.

Thông điệp xuyên suốt được quản lý cấp cao của Go-Viet chuyển tải trong buổi ra mắt chiều 12/9: “Chúng tôi là công ty Việt Nam, ứng dụng những công nghệ hàng đầu của thế giới để thay đổi cuộc sống người Việt”.

Go-Viet nhấn mạnh yếu tố Việt Nam trong nhận diện của người dùng.

Đại diện cả hai công ty là Go-Viet và Go-Jek đều nhấn mạnh đội ngũ, bao gồm cả quản lý cấp cao và nhân viên “hoàn toàn là người Việt” của Go-Viet. Các vị này cũng cho biết doanh nghiệp chỉ nhận hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn tài chính từ Go-Jek, công ty đến từ Indonesia.

Yếu tố nội địa còn được thể hiện khi đại diện hãng được hỏi liệu có hạn chế nào khiến Go-Jek và Go-Viet không thể dùng chéo nhau tại hai quốc gia. Câu trả lời được đưa ra là về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn khả thi, tuy nhiên Go-Viet là ứng dụng hướng tới thị trường Việt Nam, dành cho người Việt Nam nên việc liên kết kỹ thuật với Go-Jek không phải là ưu tiên của Go-Viet.

“Việc là ứng dụng độc lập cho phép chúng tôi tùy biến nhanh nhất và tốt nhất các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với thị trường Việt Nam”, đại diện hãng chia sẻ.

Và vì là doanh nghiệp Việt Nam, theo các quản lý cấp cao của Go-Viet, hãng cần tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Khi được đặt câu hỏi về định hướng hoạt động, về kế hoạch triển khai dịch vụ gọi xe hơi GoCar, về ví điện tử GoPay, câu trả lời của ban lãnh đạo Go-Viet luôn là đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật, tuy nhiên là công ty Việt Nam, Go-Viet vẫn cần hoàn thiện những thủ tục pháp lý tại Việt Nam để triển khai dịch vụ.

Theo CEO của Go-Viet, ông Nguyễn Vũ Đức, Go-Viet là công ty TNHH nhiều thành viên với 100% nhân viên là người Việt Nam. Thành lập tháng 3 năm nay, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, trụ sở tại TP.HCM.

Khác với Grab, Go-Jek chọn Go-Viet là cánh tay nối dài tới thị trường Việt Nam. Ảnh: Phúc Minh.

Dù nhấn mạnh sự khác biệt của yếu tố Việt Nam trong so sánh với đối thủ ngoại Grab, Go-Viet cũng cho thấy rõ ai mới thực là người chủ của doanh nghiệp này.

Về cơ cấu sở hữu, doanh nghiệp này được thành lập với sự có mặt của 1 pháp nhân: Go-Jek và 2 cá nhân người Việt. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp từ chối cung cấp tỷ lệ cụ thể với lý do cam kết bảo mật đã đưa ra với nhà đầu tư.

Riêng về tiền đầu tư, theo lời của CEO Go-Viet, dư luận có thể ước lượng khoản đầu tư của Go-Jek vào Go-Viet khi ông lớn Indonesia đã tuyên bố rót 500 triệu USD vào 4 thị trường mới là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Không phải ngẫu nhiên khi hàng loạt tờ báo lớn trong khu vực ngày 12/9 đều chạy dòng tít: “Go-Jek chính thức triển khai dịch vụ tại Việt Nam”. Và sự có mặt của Tổng thống Indonesia tại lễ ra mắt cũng không quá khó hiểu.

Chiến lược địa phương hóa tối đa của Go-Jek

Khi được hỏi liệu Go-Jek có lo lắng về việc Go-Viet sẽ tách rời khỏi Go-Jek hay không, ông Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek cho rằng chuyện đó là rất khó xảy ra.

“Chúng tôi đang hợp tác rất chặt chẽ bởi hai bên đang cần tận dụng các ưu thế cũng như tối ưu hóa sản phẩm để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng Việt Nam. Do đó sẽ không có chuyện Go-Jek và Go-Viet tách rời nhau”, ông Makarim nói.

Ông Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek luôn khẳng định Go-Viet là doanh nghiệp Việt và Go-Jek chỉ đứng sau hỗ trợ công nghệ và nguồn lực tài chính. Ảnh: Go-Viet.

Bên cạnh đó, ông Makarim cũng chia sẻ về việc tại sao không mở rộng theo cách của Grab khi mang thương hiệu và bộ nhận diện tới các thị trường mới.

“Go-Jek không muốn áp đặt tính sở hữu lên những công ty địa phương. Tôi muốn khách hàng sẽ là trung tâm của các sản phẩm, do đó Go-Jek sẵn sàng sử dụng thương hiệu mới như Go-Viet, sử dụng bộ nhận diện màu đỏ quen thuộc với khách hàng Việt Nam.

Suy cho cùng đây vẫn là một công ty Việt Nam, chúng tôi muốn trao quyền tối đa cho nhóm điều hành người Việt, giúp họ có thể tùy biến sản phẩm phù hợp nhất có thể với thị trường Việt Nam”, CEO của Go-Jek chia sẻ.

Về lý do lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên mà Go-Jek mở rộng đầu tư, ông Makarim cho hay Việt Nam là quốc gia thích hợp nhất những yếu tố mà Go-Jek đang tìm kiếm.

“Hai nước có nhiều điểm tương đồng như dân số, lượng người sử dụng smartphone, lượng người sử dụng xe máy, thậm chí người Việt Nam còn sử dụng xe máy nhiều hơn Indonesia. Một yếu tố khác cũng được chúng tôi cân nhắc là người dùng Việt Nam rất cởi mở và sẵn sàng sử dụng những sản phẩm mới”, theo ông Makarim.

Suy cho cùng đây vẫn là một công ty Việt Nam, chúng tôi muốn trao quyền tối đa cho nhóm điều hành người Việt, giúp họ có thể tùy biến sản phẩm phù hợp nhất có thể với thị trường Việt Nam.

Lãnh đạo của startup trị giá hơn 5 tỷ USD đến từ Indonesia chia sẻ mong muốn trong tương lai, người dùng Go-Jek khi tới Việt Nam có thể sử dụng liên thông được dịch vụ của Go-Viet và ngược lại bởi hiện hai ứng dụng đang hoạt động hoàn toàn độc lập, người dùng Go-Jek và Go-Viet không thể dùng chung ứng dụng khi sang quốc gia còn lại.

Về kế hoạch trở thành một liên doanh, đại diện Go-Jek cho biết hãng đơn thuần vẫn sẽ hỗ trợ Go-Viet về công nghệ và nguồn lực tài chính. “Nếu cần thêm vốn, Go-Viet hoàn toàn có thể tự gọi thêm ngoài nguồn hỗ trợ từ Go-Jek”, ông chủ Go-Jek nhận định.

Hai bên cũng thống nhất Go-Jek sẽ hỗ trợ để Go-Viet có thể triển khai toàn bộ 17 dịch vụ mà Go-Jek đang cung ứng tại thị trường Indonesia. Tuy nhiên, “lựa chọn dịch vụ nào sẽ là quyết định của ban lãnh đạo Go-Viet tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường cũng như đảm bảo tính pháp lý tại Việt Nam”.

Ngô Minh

Tỷ phú tự thân Mark Cuban: Người trẻ muốn thành công nhất định phải đọc và học cách không mất kiên nhẫn!

Mark Cuban nói rằng những người trẻ muốn bắt đầu công ty riêng của mình thì điều đầu tiên là tập trung vào điều gì đó mà họ quan tâm và có năng lực thật sự ở công việc đó.

Tỷ phú tự thân Mark Cuban: Người trẻ muốn thành công nhất định phải đọc và học cách không mất kiên nhẫn!
Mark Cuban

Sớm biết tự kiếm tiền và tiết kiệm để mua những món đồ mình thích từ thời niên thiếu, tỷ phú Mark Cuban đã đang trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ về câu chuyện khởi nghiệp và bài học tài chính. Ông đã có những chia sẻ về giấc mơ làm giàu và con đường sở hữu hàng tỷ đô la trong tay của mình.

Mark Cuban sinh ngày 31/7/1958, lớn lên trong một gia đình làm việc ở Pittsburgh, Pennsylvania. Giờ đây, ông là một trong những tỷ phú nổi tiếng trên thế giới. Lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, để có được ngày hôm nay, Cuban đã phải trải qua không ít khó khăn. Mark Cuban là doanh nhân, nhà sản xuất phim và là chủ sở hữu của đội bóng rổ NBA’s Dallas Mavericks với khối tài sản giá trị ròng 3,7 tỷ đô la, tính đến tháng 8 năm 2018.

Theo đuổi kinh doanh từ thời niên thiếu

Năm 12 tuổi, Cuban đã đi bán những túi đựng rác để tiết kiệm tiền mua đôi giày ông yêu thích và duy trì niềm đam mê bóng rổ. Những năm trung học, ông tiếp tục kiếm thêm tiền bằng cách trở thành nhân viên bán tem và tiền xu.

Mark Cuban theo học tại trường đại học ở Pittsburgh và Bloomington, Indiana. Vì nhà nghèo không có đủ tiền ăn học, ông đã nỗ lực bằng mọi cách để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Lúc đó, công việc là quản lí một quán bar, dạy khiêu vũ và tổ chức các bữa tiệc cho tầng lớp thượng lưu. Cuban nói rằng các công việc dạy cho ông biết niềm vui của khách hàng luôn mang lại những kết quả tuyệt vời và quản lí một doanh nghiệp có nhiều công việc nhưng rất bổ ích.

Sau khi tốt nghiệp với bằng quản lý kinh tế, Cuban chuyển đến Dallas, Texas, làm việc cho một công ty phần mềm nhưng không lâu sau thì bị sa thải. Nhưng điều này đã làm khơi dậy niềm đam mê lĩnh vực khoa học công nghệ trong con người ông và quyết định tạo dựng công ty máy tính riêng MicroSolutions vào năm 1983.

Cuban nói: “Khi đó tôi chẳng có gì cả, vì vậy cũng chẳng có gì để mất. Điều đó khiến tôi nỗ lực hết mình. Tôi đã tự học lập trình và học liên tiếp trong nhiều giờ mà không cần nghỉ ngơi bởi tôi thực sự yêu thích và dành nhiều tập trung cho nó. Đó cũng là khi tôi nhận ra mình thực sự giỏi lĩnh vực này“.

Ông nhận làm tất cả mọi dịch vụ về tin học gia đình và máy tính. Năm 1990, ở tuổi 32, Mark Cuban chính thức trở thành triệu phú khi công ty CompuServe hỏi mua lại MicroSolutions với giá 30 triệu đô la.

Nhận thấy khả năng thay đổi thế giới của Internet, năm 1995, Cuban dốc toàn lực thành lập công ty Broadcast.com. Chỉ vài tháng sau, khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán, Broadcast.com đã đạt 200 đô la một cổ phiếu. Năm 1999, công ty đã được bán cho Yahoo với giá 5,7 tỷ đô la, giúp ông trở thành một tỷ phú ở tuổi 41. Ông Mark Cuba quyết định mua một chiếc máy bay riêng với giá 40 triệu đô la.

Năm 2000, ông mua một số cổ phần lớn trong đội bóng rổ Dallas Mavericks với giá 280 triệu đô la.

Ông Barker, phó chủ tịch điều hành của cơ quan PR thể thao M&C Saatchi Sport & Entertainment nói rằng Mark Cuba mua Mavericks đã gây trấn động trong làng thể thao Mỹ vì đây là đội bóng sức chơi yếu, có thể sẽ là một thất bại lớn.

Năm 2011, cùng với nỗ lực của Cuban, Mavericks đã giành chức vô địch giải bóng rổ quốc gia đầu tiên (NBA). Hiện tại, đội có doanh thu hàng năm là 233 triệu đô la và tạp chí Forbes đánh giá thương hiệu ở mức 1,9 tỷ đô la.

Vào năm 2018, NBA là môn thể thao có ảnh hưởng nhất với giới trẻ Hoa Kỳ. Cuba là một phần quan trọng trong quá trình tiến hóa đó.

Hiện nay, ông cũng có nhiều cam kết kinh doanh và thương vụ đầu tư khác, nắm giữ vai trò là một trong những nhà đầu tư lớn trên chương trình truyền hình Shark Tank, phiên bản Mỹ của Dragons ‘Den của Anh. Đồng sở hữu của nhóm truyền thông 2929 Entertainment, chủ tịch hãng truyền hình cáp và vệ tinh của Mỹ AXS và viết sách hướng dẫn kinh doanh.

Nhìn lại bản thân, Cuban nói rằng nguồn cảm hứng của ông là Ted Turner, người sáng lập kênh truyền hình CNN. Ông chia sẻ: “Turner đã làm theo cách của mình mà không quan tâm những gì bất cứ ai nói về ông ta. Ông ấy làm việc chăm chỉ và chơi hết mình. Đó là những điều tôi ngưỡng mộ“.

Lời khuyên khởi nghiệp cho giới trẻ

Ông Cuban nói rằng những người trẻ muốn bắt đầu công ty riêng của mình thì điều đầu tiên là tập trung vào điều gì đó mà họ quan tâm và có năng lực thật sự ở công việc đó.

Ngoài việc chuẩn bị vững chắc, một doanh nhân có tầm phải có sự kiên trì. Như đối với Cuban, đầu tư cho công việc và kiên trì với những gì mình theo đuổi: “Bạn chỉ cần làm đúng duy nhất một lần thôi. Rồi sau đó ai cũng sẽ nói bạn đã may mắn như thế nào“.

Chấp nhận dành thời gian để học hỏi những người xung quanh mình, kể cả trong công việc hay trong cuộc sống. Ngay cả khi đã là một tỷ phú, Cuban vẫn tiếp tục học hỏi những điều mới nhất đang diễn ra trong ngành công nghệ.

Mark Cuban cũng chia sẻ một bài học tiền bạc quan trọng dành cho các CEO tương lai. Nếu không thanh toán các khoản nợ ngay, hoặc ít nhất là thanh toán đúng hạn thì các khoản nợ tín dụng sẽ tự gia tăng nhanh chóng. Tương tự như vậy, nếu người vay nợ không trả lãi đúng hạn thì cuối cùng họ sẽ phải trả số tiền lãi lớn hơn rất nhiều so với dự định.

Ông cũng khuyên các bạn trẻ tích cực đọc sách mỗi ngày. Và cuốn sách Cashing in on the American Dream: How to Retire at 35 (Giấc mơ đất Mỹ: Làm sao để nghỉ hưu khi 35 tuổi) của tác giả Paul Terhost là cuốn sách hay nhất và chính nó đã giúp ông kiếm được số tiền triệu đô la đầu tiên.

Find a new jobs at headhuntvietnam.com