Monthly Archives: October 2016

ngành dầu khí

Ngành Dầu khí: Nghề lương khủng chỉ dành cho người giỏi

Là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong những năm qua, ngành Dầu khí đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cũng phải đối mặt với một số khó khăn, nhưng ngành Dầu khí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là ngành kinh tế then chốt, phát triển trong tương lai…

Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành khai thác Dầu Khí với trữ lượng dầu thô lớn. Các nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động nhưng công suất chưa cao. Lương của các kỹ sư giỏi trong ngành có khi lên tới 10.000 USD/tháng.

ngành dầu khí

Đặc trưng của ngành Dầu Khí: Ngành Dầu Khí có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, là nền tảng để duy trì sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu khí còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu. Mỗi năm, thế giới tiêu thụ khoảng 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất.

Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam: Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế như điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.

Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.

Thực trạng và triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam: Ngành dầu khí Việt Nam hiện nay khá non trẻ với nguồn nhân lực còn hạn chế nên năng lực cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn… nhưng mới chỉ cung cấp được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tăng tốc của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều… Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.

Sản lượng dầu khí khai thác hàng nămở mức thấp, bình quân khoảng 24 triệu tấn. 5 tháng đầu năm 2012, PVN chỉ khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí. Trong khi đó, trữ lượng khai thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và 30 trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, trong đó R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á-TBD và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu Châu Á – TBD và thứ 6 thế giới). Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai còn rất lớn.

ngành dầu khí

 Ngành dầu khí trong nước đang từng bước phát triển vững chắc. Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu tấn/năm và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm 2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các quốc gia khác như Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar, Lào, Campuchia, Công gô, Madagasca, Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, bạn sẽ làm việc cở các viện nghiên cứu chuyên ngành cùng với những máy móc hiện đại trong các phòng thí nghiệm đẳng cấp quốc tế. Bạn cũng có thể làm việc trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được đi tu nghiệp, tham quan, khảo sát thực tế ở nước ngoài, được tiếp cận với nhiều tri thức và phương pháp mới tiên tiến nhất trên thế giới.

Dầu khí đang là ngành kinh tế trọng điểm với yêu cầu rất lớn về nhân lực cùng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nếu bạn ham mê với sự nghiệp dầu khí nói chung và ngành Khai thác dầu khí nói riêng, cơ hội lớn và nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.

Một số nghề nghiệp trong ngành Khai thác dầu khí:

  • Nhà nghiên cứu khoa học
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành
  • Nhà tư vấn, nhà quản lý

Lương ngành Dầu khí: Cao cho người giỏi

Theo tiến sĩ Tạ Quốc Dũng – phó khoa phụ trách đào tạo, khoa kỹ thuật địa chất – dầu khí, ĐH Bách khoa TP. HCM, hơn 50% kỹ sư dầu khí ra trường đều có việc làm phù hợp với nguyện vọng. SV tốt nghiệp ngành dầu khí có thể làm các công việc như: kỹ sư thực hành, nhà quản lý các dự án về dầu khí, các công tác hỗ trợ dịch vụ cho các công ty dầu khí, nhà tư vấn… Trong nước, ngoài Đại học Bách khoa TP.HCM còn có một số trường khác đào tạo ngành dầu khí.

Ông Dũng cho biết thêm ở ngành này, tùy các bạn trẻ làm việc cho công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500-1.000 USD/ tháng. “Có trường hợp sau năm năm đi làm, có những cựu sinh viên bách khoa làm dầu khí có mức thu nhập trên 10.000 USD/tháng. Đây là những người thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế” – tiến sĩ Dũng nói. Kỹ năng mềm đó là năng lực lãnh đạo, khả năng thuyết trình, xử lý tình huống, điều hành nhóm…

Đánh giá về thị trường lao động ngành dầu khí, theo ông Dũng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này ở hiện tại và tương lai ít nhất 5-10 năm tới rất dồi dào bởi ở nước ta hiện nay đang tiếp tục mở rộng khai thác dầu tại các mỏ nhỏ và các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng tăng. Song ông Dũng lưu ý: nghề này áp lực cạnh tranh rất cao, phải thật sự giỏi nghề và yêu nghề mới trụ vững.

Tiếng Anh giỏi là một lợi thế trong ngành Dầu Khí: Là một người làm việc trong ngành, kỹ sư khoan Bùi Thanh Sơn – Công ty Baker Hughes tại VN – cho biết điều kiện làm việc nghề này nhiều thử thách và áp lực cao khi kỹ sư dầu khí thường xuyên phải làm việc tại nhà giàn hay đi khảo sát dài ngày ngoài hiện trường, nhất là trên biển. Do đó, ngoài chuyên môn giỏi còn yêu cầu sức khỏe, thể lực tốt. “Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nhân lực về ngành khoan – khai thác dầu và lọc hóa dầu cần nhân lực nhất” – ông Sơn cho biết.

Về phía nhà tuyển dụng, bà Đặng Thị Thanh Thảo – trợ lý tuyển dụng Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Schlumberger VN – cho biết hiện công ty có nhu cầu tuyển ở nhiều vị trí, làm việc tại văn phòng hoặc tại nhà giàn. Theo bà Thảo, để làm việc trong ngành dầu khí, nhà tuyển dụng đặt ra những yêu cầu cao cho các ứng viên. Đó là phải giỏi chuyên môn lẫn kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin…”. Bên cạnh đó, thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Nghề này thu nhập được đánh giá khá ổn nên đầu vào tuyển chọn cũng không hề dễ dàng” – bà Thảo nói.

Tổng hợp internet

Nghệ Thuật “Bắt Bài” Những Câu Hỏi Khó Nhằn Của Nhà Tuyển Dụng

Khi phỏng vấn các ứng viên tiềm năng, công ty luôn đặt ra cho các ứng viên này những câu hỏi khó. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn các ứng viên này, cũng như kiểm tra xem họ có thật sự phù hợp với công ty hay không. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để các ứng viên xác định được xem liệu công ty này có phù hợp với mình với hay không.

Hãy xem các buổi phỏng vấn đều là những cuộc thảo luận, chứ không phải là những cuộc nói chuyện một chiều, mà ở đó nhà tuyển dụng hỏi, bạn trả lời.

Dưới đây là một số câu hỏi “oái ăm” mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên trong quá trình phỏng vấn cũng như các tips để xứ lý những tình huống này. Chúng ta cùng xem nhé!

 

Câu hỏi: Tại sao bạn lại quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn biết thái độ trong công việc của bạn thế nào, vì thực tế, cách bạn nói về người khác cũng chính là cách bạn đang nói về chính bản thân mình.

Cách trả lời: Hãy thành thật nói về lý do bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ kèm theo một số kì vọng của bạn trong tương lai, ví dụ như “Tôi đã sẵn sàng cho một cơ hội mới”.

Đừng trả lời: Không bao giờ than phiền hoặc chỉ trách công ty cũ hay bất kì ai mà bạn đã cùng làm việc chung.

Xem thêm: 

 

Câu hỏi: Bạn đang tìm kiếm điều gì ở một cơ hội nghề nghiệp mới?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn xác nhận rằng công ty sẽ đáp ứng được những kì vọng bạn hiện có.

Cách trả lời: Hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu cẩn thận, chi tiết về công ty cũng như bảng mô tả vị trí công việc bạn đang ứng tuyển và nhấn mạnh rằng công việc phù hợp với kì vọng của bạn và bạn là người công ty đang tìm kiếm.

Đừng trả lời: Bất kì điều gì cho thấy công ty chưa phù hợp với bạn cũng như bạn chưa đủ phù hợp với công ty. “Tôi thật sự rất cần một công việc mới” có lẽ là một câu trả lời thành thật, tuy nhiên nó không làm cho nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là ứng cử viên đắt giá nhất cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Xem thêm: Tìm Hiểu Gì Về Công Ty Trước Khi Đi Phỏng Vấn?

 

Câu hỏi: Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn.

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn bạn tóm tắt lại quá trình làm việc của mình cũng như hiểu rõ hơn về những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp trước đây của bạn. Bên cạnh đó, sẽ là một điểm cộng cho ứng viên khi bạn nói về bản thân mình một cách thật nhiệt huyết.

Cách trả lời: Đi thẳng vào vấn đề và trả lời thật cụ thể. “Tôi có kinh nghiệm làm việc trong ngành Truyền thông được 2 năm. Để tôi có thể giới thiệu một cách cụ thể hơn về những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc mà tôi đã có, xin hãy cho tôi biết anh đang tìm kiếm một ứng cử viên với những điểm nổi bật nào”, và làm buổi phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Đừng trả lời: Đừng giới thiệu một cách chung chung về bản thân mình như “Tôi là một người dám nghĩ dám làm”, hoặc kể lể quá nhiều về những việc mà bạn đã từng làm trước đó. Một câu trả lời dông dài sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem thêm: 8 Cách Để Trả Lời Câu Hỏi “Bạn Là Ai” Hay “Hãy Giới Thiệu Bản Thân”

 

Câu hỏi: Khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Mọi người ai cũng có điểm yếu. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem những hạn chế của bạn có ảnh hưởng quá nhiều đến công việc không. Ví dụ, nếu yêu cầu của vị trí ứng tuyển là bạn phải có kỹ năng quản lý giỏi, nhà tuyển dụng sẽ không muốn nghe về những quyết định sai lầm của bạn ở những công việc trước tí nào cả đâu.

Cách trả lời: Hãy thành thật nói ra một khuyết điểm nào đó của bạn. “Tôi là một người rất nhiệt huyết, tuy nhiên, có những lúc tôi gặp một vài vấn đề ở chuyện xác định mức độ ưu tiên trong công việc của mình.” Trung thực với chính khuyết điểm của mình sẽ tạo cơ hội để bạn tìm được một công việc thật sự phù hợp dành cho mình.

Đừng trả lời: Đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng “Tôi là một người cầu toàn”, vì khi đó, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một người chưa sẵn sàng để thử sức những điều mới và bạn sẽ không phát triển nhanh bằng những ứng viên có tố chất không ngại thất bại.

Xem thêm: Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn: Đâu Là Điểm Yếu Lớn Nhất Của Bạn?

 

Câu hỏi: Hãy kể cho tôi nghe về một sai lầm mà bạn mắc phải, và cách bạn xử lý nó.

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Ai cũng có sai lầm. Và nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng ứng viên mà họ tìm kiếm là người biết nhận lỗi và luôn sẵn sàng để hoàn thiện bản thân. Bạn sẽ can đảm nhận trách nhiệm cho sai phạm của mình, hay sẽ đổ lỗi cho những người khác?

Cách trả lời: Hãy chọn một sai lầm và kể về nó một cách rõ ràng và ngắn gọn, cũng như trình bày giải pháp bạn đã tìm ra để khắc phục nó.

Đừng trả lời: “Tôi chưa làm sai điều gì bao giờ. Và tôi cũng sẽ không bao giờ sai phạm bất kì điều gì làm ảnh hưởng đến cấp trên của mình, người đã tin tưởng và trọng dụng tôi”

Câu hỏi: Bạn mong muốn một mức lương bao nhiêu?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Họ muốn biết xem liệu mức lương mong muốn của bạn có nằm trong khả năng chi trả của công ty hay không.

Cách trả lời: Hãy chọn một mức lương mà bạn nghĩ là phù hợp và có thể mang lại cho bạn niềm vui trong 365 ngày tới.

Đừng trả lời: Tuyệt đối không từ chối trả lời câu hỏi. Những ứng viên trả lời rạch ròi câu hỏi này luôn được đánh giá là người nghiêm túc trong công việc, do đó, khả năng họ được nhận cao hơn các ứng viên khác.

Xem thêm: 

Câu hỏi: Bạn muốn là ai trong vòng 5 năm tới?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có dự định gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Cách trả lời (trong trường hợp bạn chưa có kế hoạch sẽ làm gì trong vòng 5 năm tới): “Tôi đang tìm kiếm một công việc nơi tôi có thể cùng đồng hành và phát triển với công ty. Trong 5 năm tới, tôi hi vọng mình sẽ luôn được tạo cơ hội để học hỏi và trau dồi bản thân.

Đừng trả lời: “Tôi không biết”. Chẳng có vấn đề gì khi bạn chưa xác định được điều này cả. Tuy nhiên, bạn đang đánh mất ngay một cơ hội để khẳng định bản thân với các ứng viên khác.

Xem thêm: Làm Sao Có Thể Đặt Ra Mục Tiêu Nghề Nghiệp Khi Thậm Chí Không Biết Mình Muốn Làm Gì?

Câu hỏi: Tại sao tôi nên chọn bạn cho vị trí này?

Điều nhà tuyển dụng tìm kiếm: Một bảng tổng hợp ngắn gọn những ưu điểm của bạn, và cách bạn thể hiện chúng với nhà tuyển dụng như thế nào.

Cách trả lời: Hãy tập trả lời trước câu hỏi này. “Những tố chất của một ứng viên tiềm năng mà công ty đang tìm kiếm phù hợp với những điểm mạnh của tôi, và những thành tựu tôi đạt được trong công việc trước đây đã chứng minh điều đó”.

Đừng trả lời: Những điều làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chỉ đang nghĩ đến lợi ích của bản thân thay vì công ty. “Vì tôi giỏi nhất ở lĩnh vực này” sẽ không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng “Vì tôi biết cách để cống hiến giúp công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra”

Xem thêm:3 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Để Tạo Sự Khác Biệt

Nguồn: 8morning

Nghề nào phù hợp

Trắc nghiệm: Nghề nào phù hợp với bạn!

Nghề nào phù hợp với bạn khi ở mỗi độ tuổi, bạn lại có một niềm đam mê riêng. Thuở nhỏ bạn muốn làm ca sĩ, lớn chút nữa bạn muốn là cô giáo dạy Văn, trưởng thành hơn, bạn lại mơ thành tiếp viên hàng không… Vậy nghề nghiệp bạn thực sự yêu thích là gì?

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về niềm đam mê sự nghiệp thực sự của mình, hãy thử tham gia bài trắc nghiệm dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Nếu bạn có một buổi tối rảnh, bạn thích làm gì?
a. Đến một bữa tiệc
b. Ở nhà và lướt net
c. Làm việc bạn thích như thiết kế quần áo, viết báo
d. Đi xem phim

2. Bạn thường đọc mục nào đầu tiên của tờ báo?
a. Mục tư vấn hay thư của tòa soạn
b. Tin tức
c. Thể thao
d. Giải trí

3. Bạn thích làm gì ở một bữa tiệc?
a. Đón chào mọi người tại cửa
b. Tham gia vào thảo luận về những vấn đề hiện tại
c. Làm món ăn khai vị
d. Giải trí, chơi trò chơi

4. Bạn thích được tặng quyển sách nào?
a. Chicken Soup for the Soul (Món súp gà của tâm hồn)
b. A Brief History of Time (Sơ lược lịch sử thời gian)
c. How Things Work (Mọi thứ vận hành như thế nào?)
d. Một cuốn sách nghệ thuật đắt tiền để trưng bày

5. Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?
a. Cùng bạn bè ra ngoài uống cà phê
b. Dọn dẹp lại nhà kho
c. Làm mới lại vườn hay nhà của bạn
d. Làm thơ hoặc viết nhật ký

6. Nếu đi xem phim, bạn thường chọn loại phim nào đầu tiên?
a. Hài tình cảm, lãng mạn
b. Những phim có chiều sâu tâm lý
c. Những phim hành động phiêu lưu, mạo hiểm
d. Những phim nổi tiếng

7. Tại một sự kiện xã hội, bạn thường muốn tham gia vào…
a. Một nhóm lớn đang cười nói rất vui vẻ
b. Một nhóm nhỏ đang thảo luận những vấn đề thú vị
c. Vài người đang chơi trò chơi
d. Một người nào đó trông có vẻ thú vị

8. Câu nào sau đây miêu tả đúng nhất về bạn?
a. Thân thiện, dễ gần
b. Thông minh
c. Khéo tay
d. Sáng tạo

Và đây là câu trả lời

Nếu hầu hết là “a” thì công việc lý tưởng của bạn là những nghề cần tiếp xúc với nhiều người như: Giáo viên, quản lý nhân sự, tiếp viên hàng không, trợ lý riêng, nhà tư vấn tâm lý.

Nếu hầu hết câu trả lời là “b” thì nghề nghiệp của bạn sẽ liên quan nhiều đến thông tin như: Biên tập, phát triển web, người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, kế toán, người nghiên cứu chiến lược.

Nếu câu trả lời hầu hết là “c” thì công việc lý tưởng của bạn sẽ là: đầu bếp, người sửa chữa, thợ mộc, huấn luyện chó, kỹ sư máy móc hay người buôn bán đồ cổ.

Nếu câu trả lời phần nhiều là “d” thì bạn nên chọn những nghề mang tính sáng tạo cao như thiết kế thời trang, nhà văn, nhiếp ảnh, ca sĩ, người trang trí nội thất.

Chúc bạn thành công!

Muốn có việc làm tốt phải có kỹ năng đã, đây là 20 khóa học online miễn phí bạn nên đăng ký ngay

Cho dù bạn có đang làm việc trong lĩnh vực nào thì học thêm những kỹ năng mới sẽ không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn mở ra những cơ hội thăng tiến. Còn nếu như bạn đang vật lộn xin việc thì những kỹ năng đang có nhu cầu cực cao dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân trong mắt các nhà tuyển dụng. Những kỹ năng này thường ít được dạy trong các trường đại học nhưng tin vui là bạn vẫn có thể tiếp cận chúng qua các khóa học online. Hãy khám phá nhé 😉

Lập trình

1. Lập trình Python cơ bản (Phần 1) – Coursera

Bất cứ ai có kiến thức về toán ở bậc phổ thông đều có thể tham gia khóa học này. Để việc học lập trình trở nên dễ dàng hơn, khóa học cho phép bạn luyện tập code ngay trên trình duyệt qua các game tương tác như Pong, Blackjack hay Asteroids.

Thời lượng: 50h/5 bài

2. Thiết kế website – Codecademy

Khóa học chỉ kéo dài 3 tiếng đồng hồ này sẽ dạy bạn những điều cơ bản về thiết kế website bằng HTML và CSS. Bạn có thể sẽ được thực hành thiết kế phiên bản mới nhất của trang chủ Airbnb hay và các kỹ năng phát triển web cơ bản nữa.

Thời lượng: 3h/5 bài

3. Lập trình Java cơ bản – Udacity

Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ hai trên thế giới, đồng thời cũng là nền tảng của các ứng dụng Android. Nếu bạn chưa từng lập trình bao giờ thì đây chính là khóa học khởi đầu hoàn hảo.

Thời lượng: 24h/9 bài

4. Adobe After Effect cơ bản – Alison

Là một trong những công cụ chỉnh sửa video phổ biến nhất hiện nay, AE nay cũng bắt đầu trở thành người bạn thân thiết của các marketer. Trong khóa học này, bạn sẽ được học mọi thứ từ import và sắp xếp file cho đến những hiểu biết về việc cắt ghép và các chuẩn video.

Thời lượng: 3h/1 bài

Xem thêm các khóa học lập trình ở đây.

Digital marketing

5. Online Advertising – OPEN2STUDY

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nền tảng online và cách thức hoạt động của quảng cáo online thì khóa học này sẽ cực kỳ phù hợp với bạn. Bạn sẽ được học về các cách đặt mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo, xác định các bước hoạch định chiến dịch cũng như quá trình rao bán các chương trình quảng cáo online.

Thời lượng: 16h/33 bài

6. Google Analytics – Alison

Là một trong những công cụ phân tích website thông dụng nhất hiện nay, Google Analytics đang được rất nhiều công ty sử dụng và đặc biệt thân thiết với các online marketer, thậm chí là cả các blogger viết web cá nhân. Cuối khóa học này, bạn sẽ học được cách chọn lựa các từ khóa mang lại lượng visit cao nhất hay xác định các vấn đề trong chiến dịch marketing online của mình.

Thời lượng: 2h/1 bài

7. Phân tích dữ liệu thực hành cho Marketing – Coursera

Khóa học này sẽ cung cấp cho bạn những nền tảng cơ bản của phân tích dữ liệu trong Marketing cũng như phương pháp hình tượng hóa các dữ liệu thu thập được để biến chúng thành những thông tin có ý nghĩa cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thời lượng: 36h/8 buổi

8. Email marketing cho người mới bắt đầu – Skillshare

Trong khóa học này, chuyên gia từ Mailchimp sẽ dạy bạn cách hoạch định một chiến lược email marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Cho dù bạn là một nhà sáng lập startup, một freelancer hay chủ doanh nghiệp nhỏ thì những bài học ngắn gọn nhanh chóng thế này cũng sẽ giúp bạn biết cách tận dụng tốt hơn kênh marketing thiết yếu này.

Thời lượng: 1,5h/14 bài

9. Tìm việc qua mạng xã hội – The Muse

Các chuyên gia của nền tảng kết nối việc làm The Muse sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng hồ sơ online sáng láng và liên hệ với các nhà tuyển dụng tương lai để săn được những cơ hội việc làm tốt nhất qua các mạng xã hội.

Thời lượng: 5 bài

10.Giao tiếp đa văn hóa và giải quyết xung đột – Coursera

Khóa học này sẽ giúp bạn xây dựng quan hệ bền chặt với đối tác và đồng nghiệp cũng như biết cách xử lý xung đột trong nội bộ tổ chức một cách hiệu quả, đặc biệt là trong môi trường đa dạng nhân viên đến từ những vùng miền khác nhau.

Thời lượng: 12h/4 bài

11. Các kỹ năng thiết yếu trong truyền thông chuyên nghiệp – Udemy

Từ cách soạn email, thư từ sao cho truyền tải đúng mục đích cho đến kỹ năng chọn lọc thông tin hiệu quả, khóa học miễn phí này sẽ giúp bạn nâng cao trình độ viết lách, tổng hợp tài liệu trong kỷ nguyên web 2.0.

Thời lượng: 1h/10 bài

12. Thuyết trình hiệu quả trong kinh doanh – Alison

Cho dù bạn có đang đi học hay đi làm thì thuyết trình vẫn luôn làm một trong những kỹ năng cần thiết nhất. Khóa học của Alison này sẽ giúp bạn thu hút người nghe, biết cách phát triển bài thuyết trình hiệu quả cũng như tận dụng tốt các hiệu ứng hỗ trợ cho bài nói được hấp dẫn hơn.

Thời lượng: 3h/3 bài

13. Kiếm tiền online – Udemy

Nếu bạn vẫn mơ ước làm sao để có thể kiếm ra được nguồn thu nhập thụ động ngay trên mạng thì hãy thử click tham gia ngay khóa học 0 đồng này. Với giảng viên là Mike Omar, blogger nổi tiếng về thu nhập thụ động, khóa học này sẽ chỉ cho bạn cách tạo lập nguồn thu nhập thụ động 5000 USD mỗi tháng. Những kỹ năng này cũng có thể giúp bạn lâu dài nếu có ý định kinh doanh online trong tương lai.

Thời lượng: 12h/24 bài

14. Khởi nghiệp kinh doanh gia đình – OPEN2STUDY

Khóa học này sẽ cung cấp cho bạn những phẩm chất và kỹ năng cần có của một người vừa làm kinh doanh vừa làm trụ cột trong gia đình.

Thời lượng: 16h/40 bài

15. Khởi nghiệp tinh gọn qua chu trình xây dựng, đo lường và học hỏi – Udemy

Khóa học này thực chất là những video quay lại những bài thuyết trình từ các diễn giả nổi tiếng trong chương trình SXSW Interactive 2012. Bạn sẽ được nghe chia sẻ từ các doanh nhân hàng đầu thế giới như Steve Blank, Scott Cook và Todd Park.

Thời lượng: 6h/18 bài

16. Khởi nghiệp 101: Khách hàng của bạn là ai? – edX

Đây là khóa học được giảng dạy tại trường MIT với trọng tâm là các case study từ các doanh nhân tốt nghiệp từ ngôi trường danh tiếng này. Bạn sẽ được học cách đem ý tưởng ứng dụng vào thực tế hay hiểu biết về các nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm của mình.

Thời lượng: 24h/6 bài

Một số khóa học thú vị khác:

17. Nhập môn khoa học hình sự – Coursera

Chúng ta vẫn hàng ngày được xem các nhà điều tra khám phá các vụ án thú vị trên phim ảnh, nhưng trong thực tế, quá trình này diễn ra như thế nào? Máu và DNA có ý nghĩa gì trong quá trình điều tra? Làm thế sao để biết một người đã tử vong từ khi nào? Những chứng cứ thế nào mới đủ để đi đến kết luận khởi tố ai đó? Khóa học được các sinh viên đánh giá tới 4,9/5 sao trên Coursera này sẽ giúp bạn giải thích tất cả những thắc mắc đó.

Thời lượng: 32h/8 buổi

18. Tư duy logic và phản biện – FutureLearn

Khóa học này sẽ chỉ cho bạn cách tránh được các lỗi tư duy thường gặp, đánh giá lập luận, sử dụng các công cụ logic cơ bản để phân tích các lập luận cũng như ứng dụng các công cụ này vào nghiên cứu khoa học hay đời sống.

Thời lượng: 32h/8 buổi

19. Big data: Data visualization – FutureLearn

Big data có thể được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp con người đưa ra quyết định chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, để sử dụng được hết sức mạnh của nó, chúng ta cũng cần biết cách tổng hợp dữ liệu thô thành biểu đồ xu hướng cụ thể để hiểu được vấn đề. Khóa học này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản, kỹ năng và công cụ để bạn thực hiện điều này.

Thời lượng: 4h/2 buổi

20. Tâm lý học tội phạm: Điều tra nhân chứng – FutureLearn

Khóa học thú vị cho những ai thích khám phá này sẽ dẫn bạn xem những video phỏng vấn nhân chứng thật để khám phá các hiện tượng tâm lý ở họ. Bạn cũng sẽ được thấy các cảnh sát sử dụng những kỹ năng điều tra của họ ra sao để giải quyết được các vụ án qua các chứng cứ thu thập được.

Thời lượng: 24h/8 buổi

Theo Genk.vn

săn đầu người

Săn đầu người……không dễ !

Head Hunter nghĩa là săn đầu người là cụm từ dùng để nói tới những công ty (tổ chức) làm dịch vụ tuyển dụng cao cấp hoặc cá nhân chuyên săn lùng những ứng viên tài năng, bằng lòng làm việc cho một tổ chức thứ ba nào đó. Công việc này giống như đãi cát tìm vàng và ít người biết rằng đôi lúc tiền bạc chẳng giải quyết được vấn đề mà nghệ thuật tìm người mới chính là chìa khóa.

Vì sao phải “săn”?

Khi nói đến tuyển dụng, người ta thường nghĩ ngay đến các hình thức đăng tuyển dụng, mời tuyển dụng, sàng lọc, sau đó phỏng vấn và quyết định lựa chọn.

Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tuyển dụng, hình thức tuyển dụng đó hầu như chỉ dành cho những vị trí nhân viên hoặc quản lý trung gian bình thường như giám sát bán hàng, trưởng phòng, cùng lắm là giám đốc của một chi nhánh.

Các công ty khi muốn tuyển người vào một vị trí quan trọng hơn từ bên ngoài thì cần phải chiêu mộ được những người tài hoặc có kinh nghiệm thực sự. Và nguồn nhân lực phục vụ hiệu quả nhất mà họ có thể nghĩ đến là lấy những người có kinh nghiệm từ một công ty khác, thậm chí là của đối thủ cạnh tranh.

Những công ty vẫn cạnh tranh với nhau thường không thể trực tiếp mời gọi, vì vậy nghề săn đầu người mới ra đời. Đó có thể là cá nhân hoặc công ty chuyên liên hệ trực tiếp và dùng nghệ thuật thuyết phục để chèo kéo các ứng viên phù hợp với yêu cầu của tổ chức.

Kết quả cuối cùng là công ty có thể trực tiếp phỏng vấn những người cần thiết và lựa chọn vào vị trí đang cần nhưng không bị mang tiếng là cạnh tranh không lành mạnh.

săn đầu người

Nhiều công ty lớn như Coca Cola, Pepsi, Unilever hay P&G vẫn ký hợp đồng với một hoặc nhiều công ty Việt Nam làm dịch vụ săn đầu người. Ngoài việc tìm được người theo nhu cầu, các công ty còn sử dụng các dịch vụ khác như tư vấn nhân sự, tư vấn tuyển dụng, điều tra nhân sự, đánh giá và thẩm định nhân sự… Nhờ đó, các công ty sẽ tiết kiệm được thời gian để đánh giá hay thẩm định những người phù hợp.

Chi phí dành để săn đầu người khá cao, nếu nhà tuyển dụng tìm được các ứng viên phù hợp. Thường thì số tiền phải chi trả sẽ là 100% của tháng lương đầu tiên cho vị trí được tuyển dụng, còn với các vị trí cao hơn, có mức lương từ 1.000 USD trở lên thì mức phí sẽ lên tới 150-200%.

Như vậy làm một phép nhẩm tính, nếu đưa được một người tài vào vị trí cần thiết, công ty làm dịch vụ săn đầu người sẽ kiếm được ít nhất 30 triệu đồng. Với một đợt tuyển dụng, một chuyên gia săn đầu người có thể kiếm tới số tiền lên tới trăm triệu đồng, các tổ chức thậm chí sẵn sàng bỏ thêm nữa, miễn là những người được tuyển có thể đáp ứng được nhu cầu nhân sự của họ.

Rất nhiều công ty hiện nay, đặc biệt là các tập đoàn lớn của nước ngoài không tiếc tiền đầu tư để hoàn thiện hệ thống nhân sự của họ. Điều đó khiến dịch vụ săn đầu người đang trong giai đoạn nở rộ, bởi nhu cầu về nhân lực trình độ cao hiện nay ở Việt Nam là rất lớn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị Marketing, PR và bán hàng.

Nghệ thuật săn

Công việc săn đầu người không đơn thuần là tìm kiếm, mà là cả một công nghệ. Cốt lõi của nó là bộ hồ sơ của hàng loạt ứng viên. Một công ty làm dịch vụ này tối thiểu phải lưu trữ khoảng chục nghìn hồ sơ về các ứng viên ở mọi ngành nghề khác nhau. Họ phải cử một hệ thống theo dõi và nắm bắt thông tin về các ứng viên, thường xuyên cập nhật theo tháng hoặc quý, nhất là với các ứng viên có trình độ giỏi.

Có trường hợp khi một công ty muốn lôi kéo được ứng viên từ bên công ty cạnh tranh, đã phải ngạc nhiên vì thông tin của người đó đã được mạng lưới tình báo của công ty làm dịch vụ thu thập từ cách đó hai năm và liên tiếp cập nhật.  Ngay chính người tài cũng không hề biết có người khác theo dõi sát sao mọi chuyển biến trong công việc của mình.

headhunting-resources

Hiện nay đã có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin cho hoạt động săn đầu người, bằng chứng hùng hồn là sự phát triển nhanh chóng của các website chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng.

Với số hồ sơ đăng ký lên tới vài chục nghìn. Các kho hồ sơ này được bảo mật rất kỹ càng, thông tin thu thập từ các ứng viên được coi như là “nguồn sống” của các chuyên gia săn đầu người.

Sau khi lập được hồ sơ, việc tiếp theo sẽ là phân loại và lựa chọn. Một đội ngũ chuyên gia sẽ chuyên làm nhiệm vụ phân tích và thẩm định từng hồ sơ của các ứng viên, sau đó lưu lại các thông tin cần thiết nhất về trình độ của các ứng viên đó. Ngay khi có đơn đặt hàng về nhân sự, các ứng viên phù hợp sẽ được liên hệ, tư vấn…

Chính vì doanh thu rất cao và lợi nhuận hấp dẫn nên các công ty cung cấp dịch vụ ngày càng mọc lên nhiều hơn, các tổ chức cũng có thể sử dụng cùng lúc nhiều đơn vị khác nhau để săn lùng người tài.

Chính vì vậy mà xảy ra cuộc chiến không khoan nhượng giữa các công ty săn giành người với nhau. Tình trạng ăn cắp thông tin, cài nội gián đang xảy ra gay gắt giữa các công ty, đặc biệt khi có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài, vốn “cao tay” trong lĩnh vực này.

Một vấn đề nổi cộm với các tổ chức săn đầu người của Việt Nam lại là sự bế tắc về nhân sự trong chính nội bộ của họ. Họ có thể tư vấn rất giỏi nhưng các vấn đề nội tại thì lại không thể giải quyết được nhanh chóng. Hoạt động marketing của các công ty này cũng vấp phải nhiều khó khăn vì trước đây, họ đã quen với kiểu hoạt động “chìm”.

Các công ty cung cấp dịch vụ săn đầu người (head hunter) đang phải đổi mới công nghệ làm ăn từng ngày và phần thắng không phải bao giờ cũng nghiêng về những tổ chức có nhiều nguồn lực hơn. Cuộc cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn như một cuộc chạy việt dã mà trong cuộc đua ấy, người được lợi có khi không phải là công ty làm dịch vụ săn đầu người, mà chính là các nhà tuyển dụng.

Liên hệ tuyển dụng nhân sự cho công ty bạn

028 3824 4745

028 7300 1519

Tổng hợp internet