Category Archives: Bussiness

Ngành dược hấp dẫn nhà đầu tư

Từ đầu năm đến nay, một số nhà đầu tư nước ngoài đã không bỏ lỡ cơ hội mua bán – sáp nhập, hợp tác với các công ty sản xuất dược phẩm của Việt Nam nhằm mở rộng thị phần. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm luôn ở mức 2 con số, ngành dược vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nhắm đến.

Khối ngoại chớp thời cơ

Thực phẩm và đồ uống (F&B), giáo dục và dược phẩm là 3 lĩnh vực được các nhà đầu tư cho rằng “khó đường lỗ” khi tham gia bỏ vốn. Bởi dù trong thời kỳ ổn định hay suy thoái kinh tế, nhu cầu ăn uống, học hành và thuốc men vẫn không bị ảnh hưởng, đặc biệt ở những thị trường mới nổi và có dân số hơn 90 triệu người như Việt Nam.

Tháng 8/2016, Công ty Chăm sóc sức khỏe toàn cầu Abbott (Mỹ) hoàn tất thương vụ mua lại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed. Tuy giá trị mua bán không được tiết lộ nhưng thông qua thương vụ này, Abbott đã trở thành một trong 10 công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

Theo đó, việc có thêm 2 nhà máy sản xuất tân dược tại Khu công nghiệp VSIP 1 (Bình Dương) từ Glomed, Abbott sở hữu một danh mục thuốc gồm kháng sinh, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, sức khỏe phụ nữ và nhóm sản phẩm không kê toa (OTC).

Tiêu dùng thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia. Ảnh: QH.

Có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 20 năm, Abbott hiện có hơn 3.400 nhân viên (bao gồm 845 nhân viên từ Công ty Glomed). Trong khi đó, về phía Glomed, theo đánh giá của VietnamReport, công ty này là một trong 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2012 và hiện là một trong 5 thương hiệu thuốc hàng đầu Việt Nam.

Nói về thương vụ này, trong một thông báo, ông Ngô Văn Huy – TGĐ ngành hàng dược phẩm của Abbott Việt Nam cho biết, đến nay, Abbott có kế hoạch phát triển dựa trên những thành công của Glomed nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 7/2016, Taisho Pharmaceutial Holdings Co., Ltd (thuộc Tập đoàn Taisho Holdings, Nhật Bản) thông báo về việc đã hoàn tất mua 24,5% cổ phần của Công ty CP Dược Hậu Giang (HoSE: DHG).

Báo cáo về ngành dược năm 2015 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín cho thấy, Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dược lớn nhất niêm yết trên sàn và nếu tính cả doanh nghiệp nước ngoài thì Dược Hậu Giang nằm trong top 3 công ty đứng đầu với thị phần 2,4%, xếp sau 2 tập đoàn lớn là Sanofi (3,5% thị phần) và GlaxoSmithKline (3,2% thị phần). Dược Hậu Giang có hệ thống phân phối với 12 công ty con, 24 chi nhánh, 68 nhà thuốc tại các bệnh viện.

Thương vụ này nằm trong mục tiêu tăng cường đầu tư vào các thị trường toàn cầu, đặc biệt là Đông Nam Á của Taisho.

Việt Nam cũng không phải là thị trường xa lạ của Taisho. Từ năm 1963, tập đoàn này đã bước vào thị trường thế giới thông qua việc bán nước uống Lipovitan, đến năm 1996, Lipovitan có mặt tại Việt Nam.

Taisho Pharmaceutial Holdings Co., Ltd đã hoàn tất mua 24,5% cổ phần của Công ty CP Dược Hậu Giang. Ảnh: DHG.

Bên cạnh việc kinh doanh đồ uống, thực phẩm, Taisho đang mở rộng kinh doanh dược phẩm OTC tại khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và củng cố nền tảng thông qua hoạt động M&A như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Mexico và Việt Nam. Ở Việt Nam, Taisho đã có nhà máy sản xuất đặt tại Nha Trang.

Song song với mua cổ phần, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng hợp tác với các công ty dược Việt Nam để tận dụng hệ thống phân phối.

Chẳng hạn, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Pháp hồi tháng 9 vừa rồi, Tập đoàn Sanofi (thuộc nhóm 20 công ty dược lớn nhất thế giới, xét theo doanh thu) công bố lễ ký kết thỏa thuận tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Tổng công ty Dược Việt Nam – Vinapharm.

Mục tiêu của việc hợp tác này bao gồm cả việc Vinapharm sẽ sản xuất và tiếp thị tất cả dược phẩm của Sanofi tại Việt Nam cũng như các dược phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Á – Thái Bình Dương.

Dù các tập đoàn dược phẩm nước ngoài chiếm ưu thế về những loại thuốc đặc trị nhưng hệ thống phân phối – mắt xích quan trọng tác động đến lợi thế thương mại, doanh thu vẫn do doanh nghiệp nội chi phối. Năm 2015, Công ty CP Traphaco (HoSE: TRA, thuộc nhóm 20 công ty có doanh thu đứng đầu ngành dược) ghi nhận một hướng phát triển mới khi ký hợp đồng phân phối sản phẩm với Sandoz thuộc Tập đoàn Novartis (Thụy Sĩ). Theo đó, chỉ trong một quý, sản phẩm của Sandoz đã tạo độ phủ tới hơn 7.000 khách hàng sỉ trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Quang Thuần – Giám đốc Điều hành Công ty Stoxplus bày tỏ, với ngành dược phẩm, hiện nay, doanh nghiệp ngoại không được phân phối thẳng đến các bệnh viện – kênh tiêu thụ phần lớn thuốc đặc trị và chiếm tỷ trọng lớn về nguồn thu của các công ty dược.

Do vậy, không ít nhà đầu tư trông chờ vào việc nới room cho khối ngoại cũng như giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các công ty dược nội địa đang hoạt động hiệu quả trên sàn để nắm giữ cổ phần nhất định hoặc tăng tỷ lệ sở hữu.

– Báo cáo ngành dược phẩm quý III/2016 của Viracresearch cho thấy, tại Việt Nam, hiện có khoảng178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị.

– Ngành dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn các loại dược liệu, trong đó có khoảng 80 – 90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu.

– Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các công ty nước ngoài là 15%.

Kỳ vọng tăng trưởng mức 10 – 15%/năm

Tính đến tháng 4/2016, thị trường có khoảng 30 doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên các sàn HoSE, HNX và UPCOM với tổng vốn hóa gần 14.800 tỷ đồng. Trong đó có 13 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chính là HNX và HoSE, song đến 11 doanh nghiệp có sở hữu nhà nước khá cao, dao động từ 35 – 51% vốn điều lệ, như trường hợp của Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, Domesco…

Hầu hết những doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh khả quan. Điều này cho thấy, cơ hội M&A trong ngành dược khi nhà nước thoái vốn vẫn được nhà đầu tư “đặt cược”.

Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam nay vẫn còn dư địa để phát triển. Bởi chi tiêu thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam hiện quanh mức 35 – 37 USD/năm, thấp hơn so với nhiều quốc gia lân cận như Thái Lan (60 USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm).

Với tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong những năm tới, quy mô thị trường được đánh giá sẽ càng mở rộng. Cụ thể, năm 2013, tổng giá trị tiêu thụ thuốc của toàn thị trường đạt 3,3 tỷ USD, đến năm 2015, theo ước tính của VIRAC, giá trị ngành dược ước đạt 4,2 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên khoảng 8 – 10 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài ra, VIRAC cũng đưa ra dự báo, trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao, thuốc đặc trị.

Tính đến tháng 4/2016, thị trường có khoảng 30 doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên các sàn HoSE, HNX và UPCOM với tổng vốn hóa gần 14.800 tỷ đồng. Ảnh: ndh.vn.

Thêm nữa, ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên cạnh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các công ty dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ.

Hơn nữa, các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất thực phẩm chức năng, còn tân dược thì nghiêng về thuốc generic – dược phẩm hết thời gian bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (chiếm trên 50%), trong khi biệt dược lại là “sân chơi” của doanh nghiệp dược FDI. Do vậy, để tăng lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp nội phải tăng chi phí cho R&D (nghiên cứu – phát triển), hoặc hợp tác với những công ty dược nước ngoài nhằm nâng cao năng lực sản xuất.

Đánh giá về tiềm năng của ngành dược, Chris Freund – TGĐ Mekong Capital (đang đầu tư vào Traphaco) kỳ vọng thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức khoảng 10 – 15% mỗi năm.

Theo Chris, thị trường này hiện đang tương đối phân mảnh nên những công ty được quản lý tốt sẽ tiếp tục giành được thị phần từ các công ty kém hiệu quả hơn, do đó sẽ có khả năng tăng trưởng nhanh hơn so với thị trường. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quản lý trong lĩnh vực dược phẩm nói chung hiện nay còn tương đối thấp nên không thiếu cơ hội để các công ty nhanh chóng giành được thị phần.

Theo ước tính của VIRAC, giá trị ngành dược ước đạt 4,2 tỷ USD và dự báo sẽ tăng lên khoảng 8 – 10 tỷ USD vào năm 2020.

Đại diện Mekong Capital cũng nhìn nhận, bên cạnh các doanh nghiệp niêm yết, sắp tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nhà nước trong ngành dược thực hiện niêm yết. Cơ hội cho các nhà đầu tư là có nhưng cản ngại lớn nhất của những doanh nghiệp này nói chung thường là về mặt quản lý, muốn tạo sức hút lớn với nhà đầu tư, họ phải thực hiện những thay đổi lớn trong đội ngũ quản lý của mình. Trong khi đó, những công ty tư nhân được quản lý tốt có thể sẽ nổi lên như là những nhân tố định hướng thị trường.

Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư ngoại (doanh nghiệp sản xuất lẫn nhà đầu tư tài chính) từ trước đến nay luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các doanh nghiệp trong ngành dược. Chẳng hạn, Andy Ho – Giám đốc điều hành quỹ VOF (thuộc VinaCapital) luôn đánh giá cao khoản đầu tư của quỹ vào Dược Hậu Giang và thể hiện kỳ vọng sẽ tìm thấy khoản đầu tư tốt như thế trong tương lai. Trong khi ở mảng phân phối dược phẩm (chủ yếu là các chuỗi nhà thuốc, kênh OTC) cũng là lựa chọn nằm trong rổ hàng của nhà đầu tư.

Còn nhớ hồi đầu năm, Saigon Asset Management (SAM) đã công bố khoản đầu tư tương đương 15% cổ phần vào Công ty CP Đầu tư Mỹ Châu (sở hữu chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu). Sự tham gia của SAM sẽ giúp cho Mỹ Châu mở rộng hệ thống nhà thuốc (kể cả online và dịch vụ giao dịch giao thuốc tận nhà). Theo kế hoạch, trong vòng 3 năm, từ 2016 – 2019, cả 2 bên sẽ hướng tới mục tiêu mở rộng lên đến 80 nhà thuốc quy chuẩn tại 63 tỉnh thành cả nước.

“Chúng tôi vẫn trong tư thế tìm kiếm các khoản đầu tư mới, y tế, dược phẩm là những lĩnh vực khá hấp dẫn, bởi đây là những ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, vấn đề còn lại là việc xác định đâu là khoản đầu tư đáng giá”, Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SAM nhìn nhận.

Bài học giải quyết khủng hoảng của Samsung

Theo công bố của Interbrand, tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu, về bảng xếp hạng các thương hiệu có giá trị nhất thế giới vào đầu tháng 10/2016 vừa qua, Samsung dù đã phải thu hồi hàng triệu điện thoại smartphone Galaxy Note 7 trên toàn cầu do lỗi cháy nổ khi sạc pin được phát hiện vào khoảng tháng 8 và tháng 9/2016, vẫn là công ty có được sự tăng trưởng thương hiệu ổn định (tăng 14%) và đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng (giá trị thương hiệu đạt 51,8 tỉ USD), xếp trên các “ông lớn” khác như Amazon, Mercedes-Benz, General Electric…

Sự tăng trưởng này có vẻ là điều khá bất ngờ, bởi thông thường, một sản phẩm, một dịch vụ, nếu gặp phải một sự cố như vậy, sẽ khiến doanh nghiệp rất “đau đầu” để ứng phó chứ đừng nói tới việc tăng trưởng. Cụ thể có thể kể đến cơn khủng hoảng của Pan Am, một công ty du lịch rất nổi tiếng ở Mỹ vào những năm 1960 và 1970.

Pan Am thời điểm đó nhờ biết cách tận dụng triệt để mạng lưới rộng lớn của ngành hàng không nên đã nhanh chóng trở thành thương hiệu du lịch phổ biến. Thế nhưng, thử thách với Pan Am đã xuất hiện sau vụ đánh bom khủng bố trên chuyến bay Pan Am 103 đến Scotland vào năm 1988, khiến tất cả hành khách trên chuyến bay này đều thiệt mạng. Tiếp theo, với việc giá dầu bắt đầu tăng do chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991) đã khiến công ty không thể phục hồi, để rồi sau 60 năm hoạt động, cái tên Pan Am chính thức bị xóa sổ hoàn toàn.

Mức độ ảnh hưởng sau cùng của vụ việc Galaxy Note 7 sẽ nghiêm trọng đến đâu thì còn phải đợi thêm thời gian. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn cách đối mặt và xử lý khủng hoảng của Samsung, chúng ta có thể lý giải được sự tăng trưởng giá trị của thương hiệu này cho đến thời điểm hiện tại.

Lý do thứ nhất, Samsung không chỉ có Galaxy Note 7

Các nhà phân tích tại Nomura (một công ty tài chính lâu đời của Nhật, được thành lập từ năm 1925) cho rằng, việc thu hồi Samsung trên toàn cầu ước tính có thể khiến hãng này thiệt hại khoảng 9,7 tỉ USD doanh thu và 5,1 tỉ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, với mức vốn hóa 194 tỉ USD và doanh thu hằng năm lên tới 179 tỉ USD, thì con số này không phải quá lớn, bởi phần lớn lợi nhuận của Samsung hiện tại đến từ các mảng khác, những “con ngỗng đẻ trứng vàng” như chip hay màn hình điện thoại, các sản phẩm với công nghệ hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, cú sốc Galaxy Note 7, dù là một sản phẩm rất được kỳ vọng, cũng khó thể gây ra ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của hãng.

Lý do thứ hai, sự trung thực luôn được ghi nhận

Được xem là “cha đẻ” của ngành quảng cáo, David Ogilvy, người sáng lập công ty quảng cáo nổi tiếng Ogilvy & Mather từng nhận định: “Người tiêu dùng không phải là những kẻ thiểu năng trí tuệ. Cô ấy là vợ bạn. Vì thế đừng cố xúc phạm trí thông minh của cô ấy”.

Nhận lỗi, thu hồi sản phẩm, công bố nguyên nhân, ngừng sản xuất dòng sản phẩm đó hoặc tiến hành đổi trả, đền bù bằng sản phẩm khác, là cách mà nhiều thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là các thương hiệu xe như Toyota, Volkswagen (VW)… vẫn hay sử dụng mỗi khi có sự cố với sản phẩm của mình, bởi đó luôn là một phương pháp “chữa cháy” hiệu quả và được chấp nhận. Các cách khác như biện minh, giải thích, đổ lỗi hay nói giảm nói tránh… đều là những cách có thể làm xấu đi hình ảnh của thương hiệu, đặc biệt trong thời đại “thông tin mở” như ngày nay.

Và trong sự cố Galaxy Note 7 lần này, Samsung đã chọn cách ấy, họ không biện minh, không phân bua, không cự cãi quá đà. Họ bắt đầu bằng việc ngay lập tức thu hồi hơn 2,5 triệu điện thoại Galaxy Note 7 đã bán ra trên toàn cầu sau khi phát hiện 35 trường hợp pin điện thoại bị nóng quá mức hoặc bị phát nổ.

Sau đó Samsung công bố các lý do khiến điện thoại gặp sự cố là lỗi của nhà sản xuất pin. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ một tháng sau, ngày 11/10/2016, Samsung đã quyết định ngừng vĩnh viễn việc bán và sản xuất điện thoại Galaxy Note 7.

Thông báo “tự nhận lỗi” này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi chính hãng này đã khuyên khách hàng ngừng dùng tất cả phiên bản của Galaxy Note 7. Ngoài ra, Samsung cũng thông báo thêm việc khách hàng tại Hàn Quốc đã bắt đầu có thể đổi Galaxy Note 7 lấy một smartphone khác, và chương trình này sẽ kéo dài đến hết năm.

Quyết định trên của Samsung còn được xem là một quyết định dũng cảm vì nó được đưa ra trong thời điểm cổ phiếu của hãng đã giảm 8% trên sàn Seoul (mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008), khiến vốn hóa của công ty “bốc hơi” 17 tỉ USD, và trong bối cảnh mà Apple, đối thủ lớn nhất của họ, vừa ra mắt “siêu phẩm” iPhone 7 cùng iPhone 7 Plus đang làm mưa làm gió trên thị trường, còn Google cũng vừa giới thiệu điện thoại Pixel.

Theo Mark Newman, chuyên gia phân tích cao cấp người Mỹ hiện đang làm việc tại Bernstein, một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và bất động sản lâu đời nhất nước Mỹ, thì: “Không bao giờ là thuyết phục khi giải thích sai sót của bạn là do chất lượng pin từ một bên thứ ba. Khi đã tìm ra nguyên nhân, Samsung cần thành thật và minh bạch với khách hàng (và Samsung đã làm vậy), nếu không các sản phẩm khác sẽ phải gánh hậu quả khi người dùng bắt đầu sợ hãi tất cả sản phẩm của Samsung. Samsung có thể nói bất cứ điều gì, nhưng quan trọng là vấn đề cháy nổ thì đã xảy ra rồi”.

Doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Việt đã “bật nhảy” hay vẫn đang ở thế chạy đà?

Doanh nghiệp Việt đã “bật nhảy” hay vẫn đang ở thế chạy đà? khi ngày 5/10, Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) sẽ chuyển sang chế độ thương mại tự do với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ bãi bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với hơn 59% mặt hàng từ EAEU, trong đó có sản phẩm thịt, bột mì, rượu, thiết bị cơ khí, sản phẩm thép, may mặc…, thuế suất đối với 30% mặt hàng khác sẽ được giảm dần về 0% trong giai đoạn quá độ.

Hơn 90% dòng thuế cho ngành thủy sản, dệt may, da giày đã đứng trước mốc thời hạn về 0%. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tất cả những mặt hàng được cắt, giảm thuế đều là những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và có bề dày xuất khẩu, liệu đã sẵn sàng “bật nhảy” hay vẫn đang ở thế chạy đà?

Doanh nghiệp Việt

Sẽ tiết kiệm 40 triệu USD

Theo tính toán của Ủy ban kinh tế Á – Âu, thành lập khu vực thương mại tự do giữa EAEU với Việt Nam có thể tăng kim ngạch song phương từ 4 tỷ USD hiện tại lên 8 – 10 tỷ USD. Trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, các nhà XK của EAEU sẽ tiết kiệm được khoảng 40 triệu USD tiền thuế.

Được đánh giá là một thị trường tiềm năng và không “khó tính”, hàng hóa Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn đến với thị trường có hơn 183 triệu dân này. Bà Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng phòng xuất nhập khẩu, công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Thành, cho biết gần một năm nay, công ty đã tìm kiếm nhiều đơn hàng xuất khẩu sang thị trường EU với mức thuế vào khoảng 35%, nay giảm về 0% doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD.

“Bởi vậy, từ tháng 10, doanh nghiệp sẽ tăng lượng hàng xuất sang EU lên gấp đôi. Bên cạnh đó, sẽ thành lập văn phòng đại diện tại Nga, sau đó sẽ mở rộng sang thị trường các nước như Belarus, Kazakhstan… để cung cấp những sản phẩm phù hợp với mỗi thị trường này”, bà Hoàng Anh cho biết.

Ông Đinh Tuấn Anh – Tổng Giám đốc công ty cổ phần Ladoza, cho biết: Đón đầu Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU, công ty đã tập trung nhập các nguyên liệu da từ Ấn Độ và các thiết bị máy móc, với thuế suất hiện tại là 0%.

“Hiện giờ, chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác nước ngoài như Mexico và tiến hành xuất khẩu sang nước này với các sản phẩm ba lô – túi xách. Cùng với đó, thiết kế khoảng 20 sản phẩm mới để đưa sang các thị trường trong năm 2017”, ông Đinh Tuấn Anh chia sẻ.

Trong số những mặt hàng tiềm năng và chủ lực của Việt Nam, dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ EAEU. Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng đây sẽ là lợi thế tạo thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam vươn lên phát triển mạnh và có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.

Doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp cần chủ động

Mặc dù Việt Nam đang rất thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa sang các nước EU, song ông Đặng Hoàng Hải – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), cho rằng trên thực tế, thị trường EU không “dễ tính” như chúng ta nghĩ, những đòi hỏi về chất lượng và mẫu mã cũng bắt đầu khắt khe hơn. Bên cạnh đó là không ít thách thức mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu từ phía Liên minh để có thể trụ vững trên sân nhà.

Bài toán đặt ra là doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị những gì để khắc phục hạn chế, chủ động khai thác tối đa lợi thế từ những điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do với thị trường rộng lớn này?

Đại diện Vụ Thị trường châu Âu cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt điều kiện hạ tầng, tuân thủ những quy định nghiêm ngặt cũng như cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa các nước khác. “doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu kỹ từng dòng thuế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ… Chẳng hạn đối với thủy sản, EAEU và FTA quy định nguyên liệu phải có xuất xứ từ nội khối, nhưng với mặt hàng tôm, cá ngừ, Việt Nam lại được phép sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu và phải bảo đảm tỷ lệ nội địa trên 40%”, ông Hải khuyến nghị.

Ông Nguyễn Quang Thái – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Kinh tế Việt Nam, cho rằng: “Không phải có thuận lợi về thuế, về giá là chiếm lĩnh được ngay thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ các mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới”.

Ngoài ra, ông Thái cũng cho rằng một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt phải ứng phó hiện nay là việc chuẩn bị, tìm hiểu đối tác của thị trường châu Âu chưa được đầy đủ. Khi bán hàng sang một thị trường mới, phải tìm hiểu những quy định của đất nước sở tại, như môi trường, con người, tập quán…

Theo các chuyên gia kinh tế, cái khó của doanh nghiệp Việt hiện nay là chưa có hệ thống kho hàng, bến bãi, vì vậy khi giao thương với khu vực này chi phí vận chuyển cao. Điều này sẽ khiến lợi ích của việc giảm thuế không còn trọn vẹn.

Theo thoibaokinhdoanh

Có một nhóm những ‘gã điên thiên tài’ đang thay đổi toàn bộ thế giới

Một nhóm những tỷ phú giàu có như Elon Musk, Larry Ellison hay Richard Branson đang thực hiện những ý tưởng được cho là “điên rồ” nhưng có tiềm năng thay đổi thế giới.

Yuri Milner – một tỷ phú người Nga đang muốn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi lớn: Liệu con người có phải là những kẻ đơn độc trong vũ trụ này hay không? Ông cùng với Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook và nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking đang triển khai dự án tìm kiếm tín hiệu người ngoài hành tinh, sử dụng 2 loại kính thiên văn radio lớn nhất thế giới hiện nay.

Đầu tháng 8, Milner cũng tiết lộ kế hoạch gửi một hạm đội phi thuyền không gian cỡ nhỏ chạy bằng tia laser và được trang bị tất cả các loại cảm biển đến Alpha Centauri (hệ ba ngôi sao gần với hệ Mặt Trời nhất. Khi nhìn lên bầu trời từ Trái Đất, Alpha Centauri là ngôi sao sáng thứ ba trên bầu trời), cách Trái Đất 40 nghìn tỉ km.

Richard Branson – ông chủ Virgin Group và Elon Musk, doanh nhân đang điều hành Tesla – một công ty sản xuất xe ô tô điện đều đã thành lập nên những dự án không gian đầy tham vọng gồm Virgin Galactic và SpaceX. Trong khi tỷ phú Branson muốn biến du lịch không gian thành một ngành công nghiệp thực thụ thì Elon Musk lại tham vọng đạt mục tiêu cuối cùng là “cho phép con người sống được trên những hành tinh khác”.

Elon Musk đang thực hiện tham vọng phóng tên lửa vào không gian đầy tham vọng cùng SpaceX:

Nếu xưa kia, cuộc chiến trong lĩnh vực không gian là cuộc cạnh tranh giữa chủ nghĩa tư bản và cộng sản thì ngày nay nó là cuộc đua giữa những nhà tư bản cá nhân.

Không gian không phải là lĩnh vực mới mẻ duy nhất mà các tỷ phú muốn chinh phục. Sergey Brin – đồng sáng lập Google hy vọng rằng trong tương lai có thể cung cấp các loại thịt sản xuất từ tế bào gốc.

Elon Musk còn đang nghĩ tới một loại phương tiện tốc độ cao, tưởng chừng chỉ có thể thấy ở trong phim ảnh bởi ông “rất thất vọng” khi đọc về dự án đường sắt cao tốc ở California và Anh.

Cuối cùng, các ông trùm tư bản còn đang đặc biệt hứng thú với cuộc chiến chống lại thần chết. Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal tuyên bố rằng: “Nhiệm vụ chưa hoàn thành vĩ đại nhất trong thế giới hiện đại ngày nay đó là biến cái chết từ một điều hiển nhiên trong cuộc sống trở thành một vấn đề cần được giải quyết”.

Larry Ellison – chủ tịch hãng phần mềm Oracle nói: “Tôi chưa bao giờ bận tâm tới cái chết. Làm sao một ai đó có thể ở đây và sau đó biến mất được?”

Cả 2 người đàn ông kể trên đều đang chi rất nhiều tiền cho các dự án khác nhau với mục tiêu tìm ra phương pháp đẩy lùi quá trình lão hoá. Dmitry Itskov – một triệu phú Internet người Nga thậm chí hùng hồn tuyên bố rằng mục tiêu của anh là sống tới năm… 10.000 tuổi.

Trên thực tế, trong lịch sử cũng chứng kiến rất nhiều tỷ phú giàu có mang trong mình những ý tưởng lớn, đầy tham vọng như vậy. Các tay buôn cự phách – những người từng thành lập nên các doanh nghiệp như London Company vào thế kỷ 17 muốn xây dựng đế chế kinh doanh đa ngành nghề trên khắp các vùng biển.

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chứng kiến lượng tài sản khổng lồ tập trung trong tay một nhóm người tạo ra những công ty của riêng họ. Những nhà kinh doanh lừng lẫy trong lịch sử như Andrew Carnegie hay John Rockeller nắm trong tay lượng lớn cổ phần công ty của họ giống hệt như nhà sáng lập Facebook và Google đang kiểm soát cổ phần tại công ty họ sáng lập thời điểm hiện tại. Hệ thống chính trị hiện tại không có khả năng đối phó với tốc độ của những thay đổi và vì vậy các doanh nhân cảm thấy họ cần có trách nhiệm gánh vác trọng trách này.

Hàng loạt những nhà công nghiệp bao gồm cả William Lever ở Anh, J.N Tata tại Ấn Độ và Milton Hershey tại Mỹ đã thành lập nên những “company town” với ý định có thể đấu tranh với những vấn nạn của ngành công nghiệp.

Carnegie – một ông trùm thép và Alfred Nobel – một nhà tư bản khét tiếng đều tâm đắc với ý tưởng loại bỏ chiến tranh mãi mãi. Henry Ford từng công bố một loạt các chương trình đầy tham vọng nhằm cải thiện thế giới bao gồm việc tạo ra xe hơi. Trong năm 1915, ông cũng hỗ trợ tiền cho một chuyến đi đến châu Âu, nơi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang sắp nổ ra, cho ông và 170 lãnh đạo hòa bình nổi tiếng khác với ý định đàm phán để “chấm dứt chiến tranh”.

Xét về thế hệ các tỷ phú thì dường như đã có sự thay đổi về phong cách. Không ai trong số những tỷ phú ngày nay chi tiền một cách nghiêm túc cho vấn đề hoà bình. Tuy nhiên, tâm lý của những người giàu có nhất dường như đều giống nhau. Thế hệ tỷ phú mới và cũ đều đang cho thấy sự pha trộn thần kỳ giữa những phẩm chất tốt và xấu, tài năng xuất chúng trong việc giải quyết vấn đề, tư duy mới mẻ, lòng tự trọng và vị tha.

Dẫu vậy, đâu đó chúng ta vẫn tìm thấy những cái tôi riêng. Những tỷ phú này cố gắng cạnh tranh với nhau để tạo ra những thay đổi đáng kể nhất và nhiều khi, nó là cuộc đua xem ai điều hành và tạo nên những doanh nghiệp thành công nhất. Điều này lý giải tại sao cùng là thách thức chinh phục vũ trụ bao la, có tỷ phủ ôm tham vọng phóng tên lửa vào quỹ đạo còn có người lại muốn đưa tàu vũ trụ tới Alpha Centauri.

Cũng phải thừa nhận rằng bên cạnh đó vẫn còn những nỗ lực đi không đúng hướng. Món quà 100 triệu USD mà Mark Zuckerberg – nhà sáng lập Facebook dành để làm từ thiện không mang tới nhiều cải thiện đáng kể cho những trường học ở Newark. “Chuyến tàu chấm dứt chiến tranh” kể trên của Henry Ford không nhận được sự ủng hộ của chính phủ và cuối cùng nó trở thành mục tiêu của nhiều sự nhạo báng. Báo chí khi ấy dành những tựa như: “Con tàu của những kẻ ngu xuẩn” hay “Sự điên rồ của con người vĩ đại” cho sự kiện này.

“Những gã điên thiên tài”

Tuy nhiên, sự điên rồ đó có nhiều điểm tốt hơn là gây hại. Những doanh nhân giàu có kể trên không chỉ tạo ra những dự án không tưởng mà họ còn mang lại những suy nghĩ mới mẻ. Ý tưởng của tỷ phú Milner về việc liên lạc với người ngoài hành tinh thách thức một số giả định với những kết luận chưa được kiểm chứng của đội ngũ cán bộ quan liêu ở Hoa Kỳ về việc sử dụng những tàu không gian cỡ nhỏ và laser thay vì tàu cỡ lớn và tên lửa chạy bằng nhiên liệu.

Những tỷ phú tài năng nhất tỏ rõ họ là bậc thiên tài trong việc kết hợp những ý tưởng tuyệt vời với chủ nghĩa thực dụng sâu sắc. Ví dụ điển hình là việc quỹ Gates Foundation đang nhắm tới mục tiêu xoá bỏ hoàn toàn bệnh bại liệt và sốt rét.

Thậm chí đôi khi, những ý tưởng điên rồ có thể mang lại nhiều ý nghĩa mà không cần đạt được mục tiêu cuối cùng: Quỹ hoà bình quốc tế Carnegie và giải Nobel hoà bình đã phần nào cải thiện thế giới dù chúng không thể loại bỏ chiến tranh. Nhìn chung, bạn sẽ chẳng thể nào thay đổi thế giới mà không hoá giải được hết “những vấn đề cần được giải quyết” trong cuộc sống của con người.

Theo Trí Thức Trẻ/The Economist

Công ty săn đầu người (Head hunter) Headhunt Vietnam

Công ty săn đầu người Headhunt Vietnam được thành lập vào năm 2011 bởi ông Hoàng Văn Nam với một niềm tin kiên định: “Con người là tài sản quý giá nhất trong bất kì tổ chức nào”.

Cách đây hơn 10 năm, với sự kiên trì học hỏi và không ngừng tích lũy kiến thức với tư cách thợ săn đầu người chuyên nghiệp cho một số công ty đa quốc gia, ông Hoàng Văn Nam – Tổng giám đốc Công ty săn đầu người Headhunt Vietnam đã khẳng định được niềm đam mê nhân sự và đánh giá đúng vai trò cũng như tiềm năng to lớn của ngành săn đầu người ở Việt Nam và trên thế giới. Niềm tin đó đã trở thành triết lý dẫn đường và kim chỉ nam hành động cho toàn bộ nhân viên công ty Headhunt Vietnam ngày nay.

Là một trong những công ty săn đầu người hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm nhân sự cao cấp, chúng tôi có trách nhiệm kết nối những tài năng nổi bật nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ với những công ty hàng đầu trong thị trường nhằm vươn tới sự thịnh vượng của mỗi tổ chức và tỏa sáng những tài năng còn ẩn dấu.

leader_slide

Với chỉ 2 thành viên vào lúc ban đầu, giờ đây, trải qua hơn 8 năm phát triển, công ty săn đầu người Headhunt Vietnam đã tiến hành hàng trăm cuộc tìm kiếm ở Việt Nam, cũng như hầu hết các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; thành công có, thất bại có, nhưng cũng từ đó, đội ngũ những chuyên gia săn đầu người của chúng tôi cũng đã không ngừng trưởng thành và mang đến cho các khách hàng của chúng tôi những dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và chu đáo, đa dạng hơn để không ngừng đáp ứng những yêu cầu khắt khe và đòi hỏi ngày càng nghiêm khắc của thị trường nhân lực năng động và không ngừng thay đổi của một thế giới phẳng và cạnh tranh khốc liệt của các công ty mà chúng tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó. 

Định vị và thị trường mục tiêu của Headhunt Vietnam tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Dầu khí, Hàng tiêu dùng nhanh và Hàng hóa sản xuất. Khách hàng của chúng tôi bao gồm: Cargill, CGV, BNP, DEUTSCHE, TNS, 3M, JVPC

xem thêm tại : https://headhuntvietnam.com/our-clients

Ngành Dầu khí:

Ngành dầu khí

Ngành Hàng tiêu dùng nhanh:

Ngành tiêu dùng nhanh

Ngành Hàng sản xuất:

Ngành sản xuất

Để phục vụ khách hàng tốt hơn, ở cả trong nước và quốc tế, chúng tôi đã có một mạng lưới đối tác rộng lớn ở khắp Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore, Thailand, Malaysia và Việt Nam – để khẳng định uy tín và vị thế của một công ty săn đầu người hàng đầu Việt Nam – để có thể xứng tầm và cạnh tranh với các công ty săn đầu người hàng đầu của Nhật và Úc như RGF hay Robert Walters.

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

1. Tìm kiếm nhân sự cao cấp : Những thợ săn đầu người (head hunter) của Headhunt Vietnam là những chuyên gia trong việc phát hiện và thu hút những ứng viên hiếm có khó gặp trên thị trường mà chắc chắn họ sẽ mang lại thành công to lớn cho bất cứ doanh nghiệp nào. Chúng tôi tự tin làm được điều đó dựa trên những phương pháp tìm kiếm hiện đại, chuyên nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về đa dạng các ngành nghề và những mối quan hệ rộng lớn ở khắp mọi nơi.

Hotline tuyển dụng nhân sự cấp cao (dịch vụ headhunter)
028 3824 4745
028 7300 1519

2. Tư vấn chiến lược nhân sự: Chúng tôi sẽ giúp các bạn xây dựng một bộ phận nhân sự chuyên nghiệp hoàn chỉnh với các mô hình mẫu, chiến lược quản lý nhân sự, quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn, cách đánh giá và khen thưởng thành tích nhân viên chính xác, xây dựng chính sách công ty, bồi thường hợp đồng, cấu trúc tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi và tư vấn, giải quyết mọi vấn đề nhân sự khác bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn.

3. Thuê ngoài tuyển dụng (RPO): Trong giải pháp RPO, công ty chúng tôi sẽ thực hiện toàn bộ quy trình tuyển dụng đối với một số hoặc tất cả các chức danh mà công ty các bạn có nhu cầu tuyển dụng. Chúng tôi sẽ tự thiết lập và quản lý các chương trình tuyển dụng một cách hiệu quả nhất cũng như thực hiện toàn bộ các công việc của quá trình tuyển dụng, từ xây dựng chiến lược tuyển dụng, tìm kiếm nguồn ứng viên, sàng lọc ứng viên, thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động đến khi ứng viên bắt đầu làm việc. Điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn cắt giảm chi phí và thời gian dành cho tuyển dụng tới hơn 50% – vừa có thời gian tập trung phát triển kinh doanh nhưng vừa mang lại hiểu quả cực cao vì nguồn ứng viên của chúng tôi cung cấp sẽ làm hài lòng bất cứ doanh nghiệp nào trên thị trường hiện nay mà có thể bạn không bao giờ tìm thấy.

Read more: Săn đầu người là gì? Nghệ thuật và đỉnh cao trí tuệ nhân sự thế kỉ 21.

http://headhuntvietnam.com/blog/san-dau-nguoi/
452791102